fbpx

Sinh Học Lớp 7: tập tính bắt mồi ,sinh sản ,dinh dưỡng của bộ ngựa và ong ,chuồn chuồn ,nhện

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Sinh Học lớp 7 câu hỏi như sau: tập tính bắt mồi ,sinh sản ,dinh dưỡng của bộ ngựa và ong ,chuồn chuồn ,nhện


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Bọ ngựa:

Bọ ngựa cầu nguyện (Pray Mantid), được đặt tên bởi tập tính của chúng. Pray có nghĩa cầu nguyện, bởi tư thế đứng của chúng như đang chắp tay cầu nguyện một điều gì đó.

Cặp chân trước của chúng có gai, đây là món vũ khí để bắt và giữ con mồi. Phần đầu có khả năng xoay 300 độ, cho phép chúng có tầm nhìn rộng mà không cần di chuyển cơ thể. Bọ ngựa săn mồi chủ yếu nhờ tầm nhìn, vì vậy chúng chỉ hoạt động vào ban ngày.

Họ hàng gần nhất của bọ ngựa là mối và gián, đôi khi 3 loài này còn được xếp hạng vào chung một bộ thay vì cho chúng những phân bộ. Đây là điều cho đến nay vẫn còn là đề tài tranh luận của các nhà sinh vật học.

Bọ ngựa cầu nguyện ăn thịt, chúng là những kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên và ăn bất cứ thứ gì có thể ăn. Kẻ săn mồi này thường ăn côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, ong, bọ cánh cứng, gián.

Trong môi trường thiếu thốn nguồn thức ăn, chúng thậm chí có thể ăn thịt lẫn nhau. Hầu hết những người nuôi bọ ngựa đều đặt chúng riêng mỗi con vào mỗi lồng.

Nhà tiên tri này sử dụng chiến thuật phục kích để bắt mồi. Với tốc độ đáng kinh ngạc của mình, chúng tấn công và bắt giữ con mồi trong nháy mắt với đôi chân trước khỏe mạnh, sau đó nuốt con mồi. Một số loài bọ ngựa lớn ăn những con mồi lớn hơn như cá, nhện, chim, rắn và thậm chí cả chuột.

Mặc dù đôi chân trước của chúng trông có vẻ dũng mãnh và đáng sợ, nhưng nó không được dùng để tự vệ. Nhà tiên tri này chủ yếu tự vệ bằng cách ngụy trang, ẩn mình vào môi trường thực vật để đánh lừa kẻ thù.

Một số bọ ngựa phản ứng với kẻ thù bằng cách đập đôi cánh của mình làm cơ thể chúng trông lớn hơn để hi vọng kẻ thù sẽ cân nhắc lại.

Loài côn trùng này có thể cắn, nhưng chúng không có nọc độc. Chúng có thể là con mồi của các loài động vật ăn thịt lớn như ễnh ương, rắn và các loài bò sát khác. Thậm chí, chó và mèo cũng có thể nuốt sống chúng, vì thế bạn nên chú ý điều này nếu có nuôi bọ ngựa.

Mùa thu là mùa sinh sản mạnh nhất của bọ ngựa. Sau khi giao phối, con cái gắn túi trứng của nó dưới lá hoặc cành cây. Trứng sẽ trải qua mùa đông và nở vào đầu mùa xuân và đầu mùa hè khi nhiệt độ ấm lên.

Ấu trùng mới sinh ra từ trứng dài khoảng 4mm. Chúng cần thời gian phát triển để đạt đến hình thái trưởng thành. Trong quá trình này, ấu trùng ăn và ăn, sau đó lột da nhiều lần trong vài tháng cho đến khi trưởng thành.

Ong ong: 

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm chỗ ở.

Chuồn chuồn: 

Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, các cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay. Hai cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Phần thân bụng dài. Cơ quan miệng kiểu nghiền, chân mảnh hướng về trước. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).

Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus coerulatus  Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii. Trong quá khứ, đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của nó có niên đại 285 triệu năm.

Có khoảng 4.500 loài hiện được biết đến. Ở Việt Nam, trên 500 loài. Phần lớn các loài chuồn chuồn là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi.

Trứng chuồn chuồn được đẻ vào mặt nước hoặc trên cành, lá thủy sinh gần ao, hồ, và các khu vực ẩm ướt hoặc trong mô cây ở nước, và nở thành tiền ấu trùng sống bằng các chất dinh dưỡng có trong trứng. Sau đó chúng tiếp tục biến thái thành thiếu trùng với khoảng 9-14 lần lột xác (ở hầu hết các loài), và trở thành loài ăn thịt tham lam đối với các loài sinh vật sống trong nước, kể cả những loài cá con. Hô hấp bằng mang. Thiếu trùng tiếp tục biến thái và lột xác, thường vào những lúc chập choạng hoàng hôn, và tiếp tục phát triển thành loài biết bay, tuy nhiên màu sắc vẫn chưa hình thành. Những côn trùng này sau đó biến thành các con trưởng thành có khả năng sinh sản. Con đực có một cơ quan nằm gần phía sau của ngực, bên trong có chứa túi tinh; chúng giao cấu bằng cách dùng các móc nằm ở phía đuôi của thân bụng con đực để giữ con cái ở phía sau đầu; con cái uốn cong thân bụng về phía trước để đón cơ quan giao cấu của con đực và nhận tinh.

Nhện :

Phần lớn các loài côn trùng thân mình có ba phần: đầu, ngực và bụng. Nhện khác biệt ở chỗ chỉ có hai phần: đầu-ngực vào một phần, phần kia là bụng. Ngoại lệ là giống nhện sát thủ (Eriauchenius gracilicollis)- đặc biệt vì là loài duy nhất có cổ (thực ra là phần đầu ngực được chia làm hai phần riêng biệt). Bên ngoài phần bụng của nhện không ngăn ra nhiều đoạn – trừ loài của họ Liphistiidae. Cuối phần đầu-ngực là một đoạn nối để nhện có khả năng chuyển phần bụng khắp hướng. Những loài côn trùng trong lớp Arachnida thường không có phần này.

Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động, âm thanh và mùi hương.

Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.

Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng – có loài chỉ phân biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ câu.

Phần bụng nhện bao gồm: khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Nhện có hai khe thở và ở giữa là lỗ sinh dục. Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ.

các cách chăng lưới khác nhau như chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới),…

Một số loài tích cực nhử mồi và có thể bắt con mồi với một quả bóng tơ dính; Những loài khác,hay là chờ ở khu vực hay qua lại của con mồi và trực tiếp tấn công chúng từ nơi phục kích.

Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lập tức hành động ngay:


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai