fbpx

Ngữ văn Lớp 7: I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: I. ĐỌC-HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt
lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,…
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ
thầm:
Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất.
Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để
trú ngụ. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận
được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần
chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên
cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai?
A. Lời của hạt lúa thứ nhất C. Lời của người kể chuyện
B. Lời của hạt lúa thứ hai D. Lời kể của hai cây lúa
Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?
A. Người nông dân C. Hai cây lúa
B. Cánh đồng D. Chất dinh dưỡng
Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất?
A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ.
B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới
C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa
D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng.
Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo
khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng.
A. Thời gian trôi qua C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng
B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô D. bị héo khô nơi góc nhà
Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào?
A. Từ ghép đẳng lập C. Từ láy
B. Từ ghép chính phụ D. Từ láy toàn bộ
Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một
cuộc đời mới.
A. So sánh C. Ẩn dụ
B. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì?
A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn
tránh trong sự an toàn vô nghĩa
B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.
C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác.
D. Hiếu thắng, khinh thường người khác.
Câu 9. Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản trên?
Câu 10. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong ăn bản trên?


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:

PTBĐ chính : tự sự

->A

Câu 2:

Văn bản trên được kể theo lời của người kể chuyện (ngôi thứ 3)

->B

Câu 3:

Chi tiết chính trong văn bản là chi tiết hai cây lúa. Một cây thì muốn giữ  lại tất cả chất dinh dưỡng mãi ở trong mình . Cây còn lại khao khát được trồng xuống để trở thành một cây lúa

->C

Câu 4:

Cây lúa thứ hai ngày đêm mong được ông chủ gieo xuống đất vì biết chỉ khi được gieo xuống đất thì nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới 

->B

Câu 5:

Thành phần trạng ngữ : thời gian trôi qua

->A

Câu 6:

Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ láy

->C

Câu 7:

BPTT :  ẩn dụ -cuộc đời mới

->C

Câu 8:

Phê phán những kẻ ích kỉ , hèn nhát không giảm đương đầu, luôn trốn tránh khi gặp khó khăn.

->A

Câu 9:

Tóm tắt :

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại làm giống . Một hôm người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng . Hạt thứ nhất không muốn theo ông chủ ra đồng, giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng trong lớp vỏ dày. Còn hạt lúa  thứ hai thì ngược lại luôn khao khát được có một cuộc đời mới ở dưới lớp đất màu mỡ kia, Thời gian trôi qua , do thiếu nước và ánh sáng hạt thứ nhất đã chết dần chết mòn . Còn hạt được đem gió đã trở thành một cây lúa vàng óng , trĩu hạt.

Câu 10;

 Bài học được rút ra: hãy luôn dũng cảm ,không chùn bước và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn thử thách, tuy đau đớn, gục ngã nhưng kết quả nhận được lại vô cùng ngọt ngào.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1 . A. Tự sự

C2 : D. Lời kể của hai cây lúa           

C3 : C . Hai cây lúa             

C4 : B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

C5 : A . Thời gian trôi qua

C6 : C. Từ láy     

C7 : C. Ẩn dụ 

C8 : A . Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

C9 : tóm tắt : Câu chuyện về 2 hạt lúa nọ .Hai hạt có tính cách trái ngược nhau . Một hạt luôn sợ hãi, sợ thân mình bị tan nát nên đã lẩn trốn . Còn hạt thứ 2 mạnh mẽ , kiên cường đã quyết định theo bác nông dân ra đồng gieo mình . Để rồi cây lúa đó phát triển tốt , còn cây kia thì bị héo khô .

C10 Bài học về sự dũng cảm , dám đương đầu với thử thách, chông gai  để đến thành công và trưởng thành                                                                  


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai