Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Sưu tầm tục ngữ, ca dao-dân ca hải phòng
a, phần tục ngữ
1,tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết
2,tục ngữ về lao động sản xuất
3,tục ngữ giới thiệu về sản vật địa phương
b, phần ca dao
1,ca dao về tình cảm gia đình
2, ca dao về tình yêu quê hương
3, ca phao về tình yêu đôi lứa
( giup e vs)
( càng nhiều càng tốt )
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
a)
1.
Nồm động đất, Bấc động khơiRáng vàng thì nắng ráng trắng thì mưa“Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Sao ló trời nắng, sao vắng trời mưa”
Đây là 2 câu ca dao ông cha ta đúc kết lại kinh nghiệm dự báo thời tiết bằng cách nhìn sao trên trời.Tháng ba bà già chết rétTháng Giêng động dài
Tháng Hai động tố
Tháng Ba nồm rộ
Tháng Tư nam non
Tháng Sáu nam dòn
Tháng Bảy mưa bãi
Tháng Tám mưa giông
Tháng Chín mưa ròng
Tháng Mười lụt lớn“Tháng giêng rét dài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”
Đó là ba đợt rét đầu năm ở miền Bắc. Rét dài là đợt rét cho cây trổ hoa đấy. Sau đó là rét lộc tức là đợt rét khi cây nẩy mầm non. Rét Nàng Bân hay còn gọi rét muộn.“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Đó là một câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Với ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.“Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
Heo may là gió bấc thổi nhẹ đầu thu. Tháng bảy âm lịch sẽ có gió bấc thổi và chuồn chuồn bay ra nhiều là trời sắp có bão.“Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ”
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc trong đó có Việt Nam nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao trở thành khu áp thấp hút gió khối khí ẩm từ Thái Bình dương vào gây nên những trận mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc trung BộTháng bảy mưa gảy cành trám
Tháng tám nắng rám trái bòngTrời nồm tốt mạ
Trời giá tốt rauTrời chớp Mũi Nạy, thức dậy mà đi
Trời chớp Đề Di ở nhà mà ngủTháng Năm tháng Sáu, mặt trời đi chệch
Tháng Bảy, tháng Tám mặt trời đi xiên
Em là phận gái thuyền quyên
Đừng cho sóng dợn, đò nghiêng nước vào
Đò nghiêng sóng dợn ba đào
Trong dễ thấy đục, nhưng đục nào thấy trongTháng một là tháng trồng khoai,
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cày vỡ ruông ra
Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.Đầu năm sương muối ,cuối nam gió nồmMây xanh thì nắng, mây trắng thì mưaMùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa
2.
1.Con trâu là đầu cơ nghiệp
Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp
2.Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.
4.Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.
5.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )
7.Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là “ao chuôm đầy nước”.
8.Gió thổi là đổi trời.
Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.
9.
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.
10.
Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này
11.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa
12.
Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.
Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.
13.Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa
Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.
14.Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.
Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.
15Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.
Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.
16.
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều
Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.
17.Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
18.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật… là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú
19.Rét tháng ba, bà già chết cóng
Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.
20.Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất, mong rằng qua bài viết này độc giả của vforum sẽ có thêm nhiều kiến thức về ca dao, tục ngữ hay và bổ ích của Việt Nam ta.
3.
– Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
– Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
– Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
– Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
– Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
– Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
– Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
– Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
– Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sen.
– Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
– Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
– DI T ICH L ỊCH S Ử
– Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ thác oan uổng đời.
( Năm 1925, Lê Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn điền đồn điên cao su)
– Bình Lục có núi Con Rùa
Trông sang Ðạm thủy có chùa Ngọc Thanh.
– Hòn Sương không thấp không cao,
Đã từng là chốn anh hào lập thân.
Kìa ai áo vải cứu dân,
Kìa ai ba thước gươm trần chống Tây ?
Chuyện đời thành bại, rủi may,
Hòn Sương cây trải, đá xây bao sờn.
( Hòn sương: Tục danh của núi Trung Sơn, thôn Phú Lạc, huyện lãnh Khê, nay là huyện Tây Sơn, Bình Định, nơi Mai Xuân Thưởng đã lập căn cứ chống Pháp).
– Kéo quân qua cửa Hùng Quan
Chim muôn giọng (tiếng) hót, hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai .
( Hùng Quan tức cửa Ải Hải Vân tên do vua Lê Thánh Tôn đặt ).
– Hầm Hô có nước trong xanh
Dưới sông cá lội trên cành chim reo.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn.)
– Hầm Hô có đá khổng lồ
Có hang Bảy Cử, có vò rượu tăm,
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn Hang Bảy Cử: Căn cứ địa của Mai Xuân Thưởng)
– Hàm Hô có cá hóa rồng
Bâng khuâng nhớ đến anh Hùng họ Mai
Vá trời lấp biển cò ai
Ngổn ngang đá chất lớp ngoài lớp trong.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn. Anh Hùng họ Mai tức Mai Xuân Thưởng lập chiến khu chống Pháp năm 1885 )
– Khu Đ vô dễ khó ra
Là nơi chôn giặc không tha tên nào.
– Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
– Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
– Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
– Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc Rùa Vàng tiên xây.
– Sa Nam, trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.
b)
1.
Ăn trái chà là, em thương mẹ già anh đó
Thương má anh già sớm gió chiều mưa.
Thương anh má chặt trái dừa,
Đưa anh uống đỡ, nắng trưa đổ trời.
Mừng nay giặc Mỹ tan rồi,
Lòng dừa lòng má thắm tươi màu cờ.
Đường đi những lách cùng lau,
Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.
Duyên sao cắc cớ hỡi duyên,
Cầm gương, gương tối; cầm vàng, vàng phai.
Bố chồng là lông con phượng,
Mẹ chồng là tượng mới tô,
Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi.
Thương chồng phải khóc mụ gia,
Gẫm tôi với mụ có bà con chi!
Thân em mười sáu tuổi đầu,
Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.
Tôi về đã mấy năm nay,
Buồn riêng thì có, vui rày thì không.
Ngày thời lại nằm không một mình!
Có đêm thức suốt năm canh,
Rau héo, cháo chó, loanh quanh đủ trò…
Thật thà cũng thể lái trâu,
Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Con thơ tay ẵm tay bồng,
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.
Trách cha, trách mẹ nhà chàng,
Cầm cân chẳng biết là vàng hay thau.
Thưa vàng chẳng phải thau đâu,
Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.
Trời mưa ướt lá dai bì
Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu!
2.
Ai lên làng Quỷnh hái chèHái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!Muốn ăn cơm trắng cá mèThì lên làng Quỷnh hái chè với anhMuốn ăn cơm trắng cá rôThì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh! Ai đi trẩy hội chùa HươngLàm ơn gặp khách thập phương hỏi giùmMớ rau sắng, quả mơ nonMơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng? Ai về nhớ vải Đinh HòaNhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan NêNhớ dừa Quảng Hán, Lựu khêNhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào. Ai về Nhượng Bạn thì vềGạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn. Ai về Quảng Ngãi quê taMía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ănMạch nha, đường phổi, đường phènKẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền. Ai ơi về Đại Phố ChâuThăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai. Ai qua Phú Hội, Phước ThiềnBâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành Ăn bưởi thì hãy đến đâyVào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cànhNgọt hơn quít mật, cam sànhBiên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn. Anh muốn về Long An, Vàm CỏMấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đànhChừng nào chiếc xáng nọ bung vànhNúi kia hết đá, anh mới đành xa em. Anh ngồi quạt quán Bến ThànhNghe em có chốn anh đành quăng om!Anh ngồi quạt quán Bà HomHành khách chẳng có, đá om quăng lò. Ai ơi về miệt Tháp MườiCá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn. Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu. Biên Hòa có bưởi Thanh Trà,Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh. Bao phen quạ nói với diều,Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm. Bóng đèn là bóng đèn hoa, Ai về vùng Bưởi với ta thì về.Vùng Bưởi có lịch có lề,Có sông tắm mát có nghề seo can. Biển Ba Động nước xanh cát trắng,Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,Xin mời du khách về đây,Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên. Bốn mùa em chẳng phải lo,Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời. Biên Hòa có bưởi thanh thanh,Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.Anh đây lên thác xuống ghềnh,Đá mòn sông cạn quyết chung tình với em. Biên Hòa bưởi chẳng đắng theĂn vào ngọt lịm như chè đậu xanh. Bến tre dừa ngọt sông dàiNơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danhKẹo Mõ Cày vừa thối vừa hôiGái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoanAnh đây muốn hỏi thiệt nàngLà trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng? Bến Tre biển rộng sông dàiAo trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu Bến Tre trai lịch, gái thanhNói cac duyên dáng ai nhìn cũng ưa.
3.
1. Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.
2. Đôi ta như thể con ong,
Con quấn, con quít, con trong con ngoài
3. Trúc xinh trúc mọc bờ ao,
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.
4. Qua đình ngã nón trông đình,
Đình bao nhiêu nón thương mình bấy nhiêu.
5. Ước gì sông hẹp một gang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
6. Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai ?
7. Nhớ ai bồi hồi bồi hồi,
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
8. Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai ?
9. Nhớ ai nhớ mãi thế này,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn.
10. Thuyền về có nhớ bến chăng,
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
11. Gặp đây mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào.
12. Cam ngon quít ngọt đã từng,
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.
13. Người sao một hẹn thì nên,
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.
14. Đói lòng ăn nắm là sung,
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng.
15. Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến quãng lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi mượn cỗ gào sòng,
Để tôi tát nước vớt chồng tôi lên.
16. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bao giờ rau díp làm đình,
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta.
17. Chẳng tham ruộng cả ao liền,
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ.
18. Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biết,
Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi từ ngày còn không.
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá cắn câu!
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thưở nào ra?
19. Con sông nước chảy đôi dòng,
Đèn khêu đôi ngọn biết trông ngọn nào?
20. Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở,
Anh đến tìm đò, đò đã sang sông.
Đến duyên em, em phải lấy chồng,
Em yêu anh như rửa, hỏi đã mặn nồng hay chưa ?
21. Gió đưa hoa cải về trời,
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.
22. Trăm năm dù lỗi hẹn hò,
Cây đa, bến nước cây đò vẫn đưa.
của chú hết đấy!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
- Hải Phòng có bến Sáu Kho ((bạn tự lựa nhóm nha ))
Có sông Tam Bạc, có lò Xi măng - Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết được giặc, không về Núi Voi - Thuốc lào Vĩnh Bảo
Chồng hút, vợ say
Thằng con châm đóm
Lăn quay ra giường - Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm nghề
Mùng chín tháng tám nhớ về chọi trâu - Sấm động biển Đồ sơn
Vác nồi rang thóc
Sấm động bên sóc
đổ thóc ra phơi - Nhất cao là núi U Bò
Nhất đông chợ Giá, nhất to sông Rừng
- Chín con theo mẹ ròng ròng.
Còn một con út nẩy lòng bất nhân
- Đầu Mè, đuôi Úc
Giữa khúc Nụ Đăng (Tiên Lãng) - My Sơn bắc ngật văn chương bút
Triều thủy nam hồi phú quí nguyên
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan - Cá rô đầm Sét
Nước mắm Vạn Vân
Cam Đồng Dụ
Cau Văn Ú
Vú Đồ Sơn - Ai về thăm xóm Lò Nồi
Mà xem cái bát sáng ngời nước men - Đứng trên đỉnh núi ta thề
Không giết hết giặc, không về núi Voi - Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Tiên Lãng với anh thì về
Tiên Lãng sông nước bốn bề
Có nghề trồng thuốc, có nghề chiếu gon - Giếng Tiên Đôi vừa lành vừa mát
Đường Tiên Đôi gạch lát đễ đi