Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Qua văn bản”Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có;…” Trình bày một đoạn văn ngắn ko quá 200 chữ
Giúp mik với ạ!!
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
@chuột@
Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định ” Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ” là hoàn toàn đúng đắn.Văn chương là các tác phẩm văn học nói chung,gây những tình cảm ta không có là cho những tình cảm chưa từng trải qua, luyện những tình cảm ta sẵn có là sâu đậm thêm những tình cảm sẵn có. Văn chương là tiếng gọi tha thiết, mãnh liệt nhất của tình cảm. Văn chương giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.
xin ctlhn về cho nhóm ạ
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng có ý kiến “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện những tình cảm ta sẵn có”. Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Quan điểm này có nghĩa là những tác phẩm văn học sẽ tạo dựng cho con người những tình cảm mới mẻ trong cuộc sống, đồng thời rèn giũa và tăng cường, bồi đắp cho con người những tình cảm mà ta đã sẵn có ở trong cuộc sống hàng ngày. Về việc gây cho con người những tình cảm không có, ta có thể kể đến đó là tình yêu nước, tình cảm đối với những người nông dân thấp cổ bé họng. Hàng loạt những tác phẩm trung đại Việt Nam như “Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh” bằng giọng điệu hào hùng, khí phách, đã tạo dựng được niềm tự hào dân tộc, niềm tự hào đối với truyền thống đánh giặc vẻ vang của dân tộc cũng như lòng yêu nước cho người đọc. Hay qua những tác phẩm văn học dân gian như: ca dao than thân, ta hoàn toàn cảm thấy xót xa và thương cảm cho những người nông dân thấp cổ bé họng có số phận chỉ tựa như con tằm nằm nhả tơ mà thôi. Về việc gây cho con người những tình cảm sẵn có, ta có thể kể đến đó là tình cảm gia đình. Qua văn bản “Cổng trường mở ra” hay văn bản “Mẹ tôi”, ta sẽ cảm thấy xúc động biết nhường nào về tình cảm của những người mẹ dành cho con của họ, để từ đó cảm thấy yêu thương và trân trọng mẹ của mình đến nhường nào. Tóm lại, ý nghĩa của văn chương đó chính là gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có trở nên sâu sắc và rực cháy hơn nữa.