fbpx

Ngữ văn Lớp 7: giải thích ý nghĩa của câu độc ác thay ,trúc Nam Sơn không ghi hết tội ,Dơ bẩn thay ,nước Đông Hải không rửa hết mùi

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: giải thích ý nghĩa của câu độc ác thay ,trúc Nam Sơn không ghi hết tội ,Dơ bẩn thay ,nước Đông Hải không rửa hết mùi


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo. 

Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau. 

Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả. 

Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn 

tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”. 

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” 

Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng: 

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội 
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi 
Lẽ nào trời đất dung tha 
Ai bảo thần nhân chịu được ?“

Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Em tham khảo nhé:

– Câu nói trên ý chỉ sự độc ác của những kẻ xâm lược, tội ác của chúng đáng sợ đến mức Trúc Nam Sơn nhiều như thế cũng không đủ để ghi tội ác; nước ở biển Đông Hải mênh mông như vậy nhưng không thể rửa hết mùi tanh bẩn, ghê sợ của chúng.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai