Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Em hãy giải thích câu tục ngữ sau:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Viết thành bài văn nhó
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết từ những hoàn cảnh chân thật nhất. Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta, nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả cho mình.
Ở đây, câu tục ngữ này có hai nghĩa, với nghĩa đầu tiên, nghĩa bóng, khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, biết ơn những người đa xtaoj ra cho mình những thứ quả ngon lành. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là do mồ hôi, nước mắt, công sức và biết bao mồ hôi sương máu, họ đã cố gắng để tạo ra những thứ đó để cho cuộc sống của chúng ta chở nên dễ dàng hơn, ấm no hơn. Chúng ta cũng đã từng nghĩ rằng, chúng ta đã có sẵn kiến thức từ khi mới lọt lòng, ồ thật sự không phải vậy. Từ khi sinh ra, người mà chúng ta nên biết ơn đó chính là bố mẹ của mình, họ đã khó nhọc như thế nào khi sinh ra mình, chăm sóc cho mình, lắn lỗi kiếm tiền để cho mình một cuộc sống ấm no nhất. Ông bà tổ tiên cũng cần ta biết ơn, và phải biết ơn họ, vì có họ thì mình mới được sinh ra. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, họ đã cố gắng để ta có thể thành một mầm sáng của đất nước. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, nếu không có họ thì làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”. Những đạo lý từ những ông cha ta đã để lại khiến chúng ta được hưởng ững nhưng lời dạy bảo ấy, từ những phong tục rửa chân cho cha mẹ để thể hiện lòng biết ơn của những sinh viên Hàn Quốc, đến ngày giỗ tổ Hùng vương của người Việt Nam ta,.. đó là những biểu hiện của sự biết ơn đối với những người đã tọa ra thành quả cho mình.
Bài học “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chắc chắn sẽ là một bài học vô cùng quý giá. Chúng ta sẽ trở thành một con người hoàn thiện hơn, sẽ có sự ứng sử tốt với tất cả mọi người xung quanh ta.
Lemon gửi bạn ;-;
Tham khảo nhé !!!
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Từ xưa đến nay, đạo lí ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ”Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong số đó. Với hai từ ”Ăn quả” là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn ” kẻ trồng cây” chính là người bỏ công để làm nên. Từ ”nhớ” trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ”Uống nước nhớ nguồn” cũng tương tự như thế. ”Uống nước” đồng nghĩa với ”ăn quả”, ”nguồn” đồng nghĩa với ”kẻ trồng cây”. Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng. Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.
Hay nhất nha !!!!!!!