fbpx

Ngữ văn Lớp 7: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bẩy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vần giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vần giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.
không chép mạng


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

*Bạn tham khảo nha*

*Dàn ý:

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả – tác phẩm

2. Thân bài

– Cảm nghĩ về nội dung

– Ý nghĩa của tác phẩm

– Khắc họa vẻ đẹp của tác phẩm

3. Kết bài

– Cảm xúc về nội dung tác phẩm

*Bài tham khảo:

  Bánh trôi nước là một tác phẩm nói đến thân phận của người phụ nữ thấp kém, không được tôn trọng trong xã hội phong kiến. Tác giả Hồ Xuân Hương đã gợi lên cho ta thấy thân phận của người phụ nữ rất nhỏ bé, chịu nhiều đau khổ. 

             “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

              Bảy nổi ba chìm với nước non”

  Qua hai câu thơ đâu tiên mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện, cho thấy người phụ nữ ngày xưa phải làm việc cực nhọc, khó khăn, có địa vị nhỏ bé và không có quyền lên tiếng. Thể hiện qua câu “Bảy nổi ba chìm với nước non”, đã thấy được cuộc sống của người phụ nữ xưa bị bóc lột nhiều, làm việc liên tục và chứng minh cuộc sống của họ rất gian khổ.

             “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

             Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

   Thân phận của người phụ nữ xưa quá thấp kém, làm nhiều công việc nặng nhọc. Tác giả đã nói lên được sắc đẹp của người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong xã hội, tuy rằng làm nhiều công việc và bị bóc lột nhưng vẻ đẹp của một người phụ nữ vẫn giữ nguyên thể, không thể phai nhạt.

    Qua đây, đồng thời tác giả muốn phản ánh, coi thường chế độ phong kiến đã bóc lột, bắt nạt những người phụ nữ cực khổ. Cho thấy một chế độ phong kiến tàn ác, giã man khi bóc lột sức lao động cũng như coi thường phụ nữ xưa.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Tác giả Hồ Xuân Hương có lai lịch chưa thực sự rõ, nhưng nhiều người tin rằng bà là con gái của Hồ Phi Diễn, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Gia đình của Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân, Hồ Tây Hà Nội. Bà được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm với những tác phẩm thơ Nôm để đời sâu sắc. Bà viết nhiều về những người phụ nữ, về khát khao hạnh phúc tình yêu của mình. Vì điều này xuất phát từ chính cuộc sống hôn nhân không mấy suôn sẻ của bà. Một trong những bài thơ xuất sắc nhất của Hồ Xuân Hương đó chính là bài thơ Bánh trôi nước. Bài thơ được sáng tác trong xã hội phong kiến khi nữ sĩ Hồ Xuân Hương chứng kiến, đồng cảm với biết bao nhiêu số phận của người phụ nữ khác bị xã hội vùi dập. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt, mang nhiều tầng ý nghĩa với lời thơ sâu cay mà giản dị, mộc mạc.

Câu thơ đầu tiên đã nói lên được vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Mô típ mở đầu “Thân em” là một mô típ quen thuộc trong ca dao than thân, chuyên viết về những người phụ nữ tài giỏi xinh đẹp, nhưng số phận bất hạnh, hẩm hiu, lệ thuộc và khổ đau. Cặp từ “vừa- vừa” để khẳng định vẻ đẹp ẩn dụ của người con gái. Ôi, nếu như chiếc bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn đẹp mắt thì người phụ nữ trong xã hội phong luôn có một vẻ đẹp ngoại hình, phúc hậu. Câu thơ thứ hai và thứ ba là những câu thơ nói về số phận bất hạnh, về những long đong, lênh đênh của người phụ nữ.  Thương thay làm sao! Tác giả đã sử dụng đảo ngữ kết hợp với thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” để khẳng định được số phận lênh đênh, bất hạnh, bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến hà khắc và định kiến xã hội của những người phụ nữ ấy. Hình ảnh “nước non” không chỉ gợi ra hình ảnh thực của việc luộc bánh trôi mà nó gợi ra hình ảnh của những người phụ nữ với số phận phiên bạt, không được làm chủ, bị trói buộc bởi tam tòng tứ đức. Hình ảnh “Rắn nắt mặc dầu tay kẻ nặn” là hình ảnh ẩn dụ gợi ra số phận phụ thuộc. Thật vậy! Người phụ nữ xưa kia lấy chồng thì theo chồng, chồng mất thì theo con, luôn tuân theo nhất nhất lời bố mẹ, không được đưa ra bất cứ quyết định nào cho hạnh phúc của đời mình. Hình ảnh “kẻ nặn” ở đây chính là những người chồng, người con, là những kẻ thống trị xã hội phong kiến. Thế nhưng, câu thơ cuối đã lại một lần nữa khẳng định vẻ đẹp toàn diện, đến từ cả bên trong tâm hồn của người phụ nữ xinh đẹp. Ôi! Nếu như những viên bánh trôi giữ nguyên được nhân đường đỏ bên trong dù có luộc thế nào thì người phụ nữ dù có bị xã hội vùi dập đến đâu vẫn luôn gìn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, đức hạnh và chấp nhận hy sinh của mình. Họ không chỉ là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, mà còn là những người phụ nữ công dung ngôn hạnh, chấp nhận hy sinh tất cả cho chồng con gia đình. Từ đây, em thấy được vai trò và ý nghĩa của những người phụ nữ trong xã hội thời xưa và cũng trong xã hội thời nay. Dù cuộc sống hiện tại đã vô cùng thoải mái hơn nhiều với người phụ nữ, nhưng người phụ nữ trong xã hội ngày nay không vì thế mà đánh mất những giá trị tuyệt vời của mình, tài sắc vẹn toàn, đảm việc nước giỏi việc nhà, xông pha vào công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, bài thơ Bánh trôi nước là bài thơ xuất sắc nói về số phận bất hạnh và vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một học sinh, em tự nhận thức được rằng mình cần đóng góp cho một xã hội bình đẳng giới hơn nữa, nơi mà cả người phụ nữ và đàn ông đều có tiếng nói của riêng mình.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai