Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: cảm nghĩ về 1 món quà tuổi thơ [con gấu]
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bạn tham khảo dàn bài và bài văn sau nhé:
I/ Dàn bài
Mở bài
– Đây là chiếc đồng hồ báo thức mà bố tặng cho em vào dịp sinh nhật.
– Nó là một vật dụng vô cùng thân thiết, gắn bó với em mỗi ngày.
Thân bài
1/ Miêu tả bao quát về chiếc đồng hồ
– Chiếc đồng hồ có hình tròn, dáng nhỏ nhắn, xinh xắn.
– Bao quanh là một màu xanh mát mắt và láng bóng
2/ Miêu tả chi tiết chiếc đồng hồ
Chiếc đồng hồ gồm có bốn phần: tay cầm, vỏ ngoài, mặt đồng hồ và bộ phận máy móc phía bên trong
– Mặt đồng hồ
+Được che bởi một tấm kính
+Phía bên trong có kim ngắn, kim giờ, kim giây màu đen và kim báo thức màu vàng cùng với 12 con số
+Đồng hồ chạy miệt mài ngày đêm, âm thanh tích tắc nghe rất vui tai
– Vỏ ngoài
+Mặt đồng hồ được một lớp vỏ ngoài màu xanh lam bao quanh
+Trên đầu còn có hai chiếc chuông xanh nhỏ nhắn và vô cùng xinh xắn
+Ở giữa hai chiếc chuông nhỏ là chốt báo thức
– Tay cầm và chân
+Tay cầm là một vòng tròn cuốn cong.
+Vô cùng thuận tiện để có thể đem đi mọi nơi
+Phía cuối có hai chiếc chân nhỏ chìa ra để giữ cho đồng hồ đứng được
– Bộ phận máy móc bên trong
+Để chiếc đồng hồ có thể hoạt động thì bên trong còn có một bộ phận máy móc.
+Các nút điều kiển gồm có nút chỉnh thời gian, nút hẹn báo thức, nút chỉnh báo thức. Rất tiện lợi và dễ sử dụng
+Đồng hồ được chạy bằng pin
3/ Tác dụng của đồng hồ
– Đồng hồ luôn nhắc nhở em đi học đúng giờ, thực hiện mọi việc theo kế hoạch
– Nhắc nhở em phải biết quý trọng, không được lãng phí thời gian
Kết bài
– Em rất thích chiếc đồng hồ, nó là người bạn nhắc nhở em mỗi ngày không được lãng phí thời gian.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé **
* Dàn ý
A. Mở bài
– Giới thiệu về món quà thời thơ ấu
B. Thân bài
– Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…
– Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.
– Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…
– (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì?)
– Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?
C. Kết bài
– Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.
– Lời hứa của bản thân.
** Bài viết tham khảo
Chắc chắn mọi người sẽ nhớ bài hát khi vào lớp 1 ” tạm biệt gấu misa nhé, tạm biệt thỏ trắng xinh, mai em vào lớp một rồi.” Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ… Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có “một cuộc sống sung túc nhất”.
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi – một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.