Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: ngữ văn :
1.Từ ghép hán việt có mấy loại?
2.Trật tự của các yếu tố hán việt chính phụ giống , khác vs trật tự của các tiếng trong từ thuần việt ở chỗ nào?
3.giải thích ý nghĩa các yếu tố trong các từ sau và xác định đâu là từ ghép đẳng lập, đâu là từ ghép chính phụ: thiên địa,đại lộ , khuyến mã, hải đăng , kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ(vui+mừng),ngư nghiệp, thạch mã, thiên thư.
4.Từ hán việt có những sắc thái biểu cảm nào?
5.Vì sao khi s/d từ hán việt, c.ta ko nên lạm dụng?
6.Em hãy cho biết sắc thái biểu cảm của những từ hán việt trong các câu sau:
a, thiếu niên vn dũng cảm
b,hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết
c,ko nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh
d,hoa lư là cố đô của nc ta
7.thế nào là quan hệ từ?
8.Nếu trong TH bắt buộc dùng quan hệ từ mà ta ko dùng thì ys nghĩa của câu ntn?
9.Có phải TH nào cx bắt buộc s/d ko?vì sao?ví dụ?
10.Các lỗi thường gặp về quan hệ từ ? nêu cách chữa?
11.Vận dụng nhg kiến thức về quan hệ từ để nhận xét các câu sau, câu nào đúng và câu nào sai:
a, nếu có chí thì sẽ thành công
b,nếu trời mưa thì hoa nở
c, giá như trái đất bằng quả cam thì tôi bỏ vào túi áo
CẢM ƠN MN ĐÃ GIẢI HỘ TUI, AI GIẢI ĐẦY ĐỦ , XUẤT SẮC , HỢP Ý TUI NHẤT TUI SẼ CHO NG ẤY ĐC GIẢI NHẤT NHÉ!!! YÊUUUUUUUUUUUUUUUUU X 3000
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. Từ ghép Hán Việt có hai loại :
– Từ ghép đẳng lập,
– Từ ghép chính phụ.
2. Giống nhau :
– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
Khác nhau :
– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
4. Có :
– Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
– Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục.
– Tạo sắc thái cổ, phú hợp với không khí xưa kia.
5. Không nên lạm dụng từ hán việt vì sẽ làm cho lời ăn tiếng nói bị thiếu tự nhiên, trong sáng và không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
6. a) Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện sự tôn kính.
b) Tạo sắc thái tao nhã tránh cảm giác thô tục, ghê sợ.
c) Tránh cảm giác thô tục
d) Tạo sắc thái cổ, xưa kia.
7. Quan hệ từ là những từ dùng để các ý nghĩa quan hệ như so sánh, nhân quả….. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
8. Thì câu sẽ đổi nghĩa và không rõ nghĩa, khó hiểu.
11. a) Đúng
b) Sai
c) Sai