Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Viết cảm nhận về 1 cuốn sách hoặc truyện mà em đã đọc
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Tôi đã từng nghe nói ở đâu rằng “sách là thế giới”. Quả thật đúng như vậy, sách là thế giới thu nhỏ, cho phép ta trải nghiệm, cảm nhận rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Qua những câu chuyện đầy xúc động mỗi người lại tự rút ra những bài học cho riêng mình. Đối với tôi cuốn sách gối đầu giường, cuốn sách tôi yêu thích nhất chính là “Cây chuối non đi giày xanh” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Câu chuyện được bắt đầu thật tự nhiên hợp lý. Nhân vật Đăng cũng là nhân vật chính trong tác phẩm nhận được lời đề nghị của người bạn: “Mày viết cho tao một bài về những kỉ niệm lúc mày còn ở đây… Mày viết thật thơ mộng vào. Như viết tiểu thuyết càng tốt”. Nhận lời đề nghị của người bạn, Đăng đã bắt tay vào viết, đó cũng là lúc biết bao kỉ niệm xưa cũ, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi thơ ùa về: tình bạn, tình yêu, tình cảm thầy trò. Những kỉ niệm ấy thật đẹp đẽ, mơ mộng và đáng trân trọng biết bao. Trong cuốn truyện điều tôi ấn tượng nhất là hành trình tuổi thơ cũng là hành trình phát triển từ tình bạn thành tình yêu của Đăng và nhỏ Thắm. Những đứa trẻ con ngây thơ, hồn nhiên bên nhau trong suốt thuở thiếu thời: bị chết đuối hụt, chúng cùng đi học bơi, bảo vệ nhau trước những kẻ xấu, cùng nhau đi học, cùng nhau cười đùa,… và chúng ngượng ngùng, xấu hổ khi nghe thấy những lời chòng ghẹo, trêu đùa từ người khác. Nhưng trên hết đó là sự quan tâm, giúp đỡ nhau chân thành, tha thiết. Tôi đã vô cùng ngỡ ngàng, ngạc nhiên với hành động hồn nhiên mà cũng đầy chân thành của chú tiểu Khôi, Phan… khi Thắm buộc phải lấy người mà bố mẹ mai mối. Đó còn là sự yêu thương vô bờ của mẹ Thắm dành cho đứa con của mình. Chẳng phải ai khác mà chính là bà đã dán tờ giấy ấy trước nhà với nội dung phản đối hôn nhân lạc hậu. Bà mẹ ấy thật bao dung và vĩ đại biết bao. Bà biết rằng nếu bị phát hiện chắc chắn nhỏ Thắm sẽ bị ăn đòn, bởi vậy bà tình nguyện làm việc đó để đỡ đòn roi thay cho con.
Tác phẩm còn thể hiện tình người, tình làng nghĩa xóm đầm ấm, thân thiết. Ông hớt tóc chẳng khác nào ông Ba Bị mà bố mẹ vẫn dọa mỗi lần tôi hư. Ông hay chòng ghẹo những đứa bé trong làng, miệng ông nhai trầu đỏ lòm làm tất cả những đứa trẻ trong làng phải khiếp sợ. Nhưng khi thấy Đăng và Thắm bị ngã nước, sắp chết đuối ông đã vội vàng xuống cứu. Ẩn sau con người gàn dở ấy là cả một tấm lòng nhân hậu và lương thiện biết bao. Và còn rất nhiều câu chuyện nhỏ nhặt, vô cùng đời thường trong truyện khiến người ta đọc một lần rồi chẳng thể nào quên được. Có lẽ khi đọc cuốn sách này những đứa trẻ nông thôn sẽ như được sống lại những kí ức ngây thơ, hồn nhiên của mình. Chỉ là những câu chuyện vặt, câu chuyện nhỏ nhưng đầy chất nhân văn và thấm đẫm tình người. Truyện được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, đậm chất Nam Bộ khiến người đọc cảm nhận được thân thương, gần gũi. Không chỉ vậy, Nhật Ánh còn tạo dựng tình huống đặc sắc, những chi tiết bất ngờ câu chuyện trở lên hấp dẫn, lí thú hơn.
Gấp cuốn sách lại, những gì đọng lại trong lòng mỗi người ko chỉ là giọng văn đăm thắm, chân thành còn bởi tình người sâu sắc, cảm động, bởi những suy nghĩ hồn nhiên ngây thơ hết sức chân thành, ko chỉ tôi còn rất nhiều các bạn khác sẽ rút ra cho mik bài hk về tình bạn, làng xóm……
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh (bài 2)
Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỉ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò…
Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt. Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốn sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.
Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đắn, quan trọng. Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi. Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tũn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mục đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ.
Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”. Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ.
Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng :“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”