Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Viết đoạn văn triển khai luận điểm Bức tranh thiên nhiên đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc trong bài thơ canh khuya thật thơ mộng, trữ tình
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
BÀI LÀM
Bài thơ Cảnh khuya do Hồ Chí Minh sáng tác năm 1947- những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc.Trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ so sánh. Tác giả lấy ” tiếng suối” ra để so sánh với ” tiếng hát xa”. Cách so sánh này vô cùng độc đáo. Qua việc độc đáo đó đã làm người đọc cảm nhận rõ được âm thanh du dương, trầm bổng, ngân ngại của tiếng suối. Không chỉ dừng lại ở đây, tính từ” trong” được sử dụng còn làm nổi bật sự trong trẻo , thanh khiết và không lẫn tạp âm của tiếng suối. Trong câu thơ thứ hai, Bác đã sử dụng điệp từ ” lồng “. Việc sử dụng điệp từ này làm tăng sức gợi hình cho bài thơ. Đồng thời, nó còn tạo tính tầng bậc , nhấn mạnh sự giao hoà và hoà quyện của bá sự vật : trăng , cổ thụ, hoa . Qua đó , hai câu thơ trên đã giúp ta hình dung ra một bức tranh thiên nhiên sinh động, vừa có âm thanh vừa có hình ảnh tuyệt đẹp, đầy chất thơ mộng, trữ tình.
# NOTCOPY
HỌC TỐT >•<
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bức tranh thiên nhiên đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc trong bài thơ Cảnh khuya thật thơ mộng, trữ tình. Thật vậy, bài thơ được viết năm 1947, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi đó Bác đang làm việc tại chiến khu Việt Bắc. Câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” là một câu thơ mở đầu vô cùng đặc sắc. Bác mở đầu bài thơ của mình bằng âm thanh tiếng suối. Đây chính là cách mở đầu bài thơ vô cùng phổ biến trong thơ xưa, nhằm mang đến chất trữ tình, cổ điển cho bài thơ của mình. Nói cách khác, đây chính là nghệ thuật điểm nhãn trong thơ xưa, lấy một âm thanh để mở đầu một bài thơ. Ta cũng có thể bắt gặp những kiểu mở đầu bài thơ vô cùng ấn tượng như vậy ở những câu thơ khác như “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” hay “Khi con tu hú gọi bầy”. Đồng thời, Bác còn sử dụng hình ảnh so sánh tiếng suối với tiếng hát xa. Nhờ hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc này, người đọc có thể hình dung được thanh âm trong trẻo của tiếng suối trong đêm như một tiếng hát xa ở đâu vọng lại. Âm thanh ấy gợi nên một tình yêu với cuộc sống, gợi nên vẻ đẹp của khu rừng. Tiếp theo, câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” cũng là một câu thơ ngắn gọn nhưng có giá trị gợi tả vô cùng lớn. Với trình tự miêu tả từ trên cao xuống: trăng, cây, hoa và điệp từ “lồng”, người đọc có thể hình dung được tổng thể chiều sâu của bức tranh thiên nhiên ấy. Trăng ở trên cao soi rọi xuống những hàng cây cổ thụ, rồi bóng của những hàng cây cổ thụ ấy lại lồng vào những khóm hoa bên dưới. Bức tranh về đêm trong chiến khu tuyệt đẹp, có chiều sâu, có tầng tầng lớp lớp đan xen, có âm thanh, có ánh sáng vô cùng hài hòa và tuyệt đẹp. Chỉ với một câu thơ mà Bác đã gợi ra được cả một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, vô cùng giàu sức sống. Câu thơ thứ ba với hình ảnh so sánh “như vẽ” đã gợi ra được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trong tâm trí của Bác. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên trong chiến khi Việt Bắc được gợi ra vô cùng tuyệt mỹ trong con mắt của Người.