Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 7 câu hỏi như sau: Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về câu ca dao Thân em như tấm lựa đào
Phất phơ giữa trợ biết vào tay ai Theo phương pháp diễn dịch
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Người phụ nữ xưa kia dường như đã ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và phẩm chất cao quý của mình nên tự so sánh ‘Thân em như tấm lụa đào…’ Tuy vậy, số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ thật chông chênh, không có gì đảm bảo: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?Thay vì ví von như củ ấu gai hay hạt mưa sa. “Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa được so sánh như tấm lụa đào. Tấm lụa đào óng ả, mềm mượt cũng như người con gái nhẹ nhàng đẹp đẽ. Người ta cảm nhận được sự giá trị của người con gái hơn, có lẽ đây là biện pháp tu từ thanh thoát và dễ đi vào lòng người. Thế nhưng, trong đó còn ẩn đâu đó một nỗi niềm sâu xa. Tấm lụa đào cũng vốn dĩ chỉ là một tấm vải để con người may mặc lên người hay trang trí lên các vật dụng.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu ca dao: Thân em như tấm lựa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai là lời ca xúc động nghẹn ngào khi nói về thân phận người phụ nữ. Cấu trúc thân em quen thuộc của ca dao xưa đã cho ta thấy được tiếng nói đầy khiêm nhường của người phụ nữ. Họ tự ý thức được vẻ đẹp của mình nên so sánh tấm lụa đào là sự khẳng định cho vẻ đẹp của họ. Nhưng vẻ đẹp, đức hạnh không đi kèm với những may mắn, hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người phụ nữ phải chịu vô vàn tủi nhục. Chỉ với một từ láy phất phơ, ta đã hiểu được sự éo le, bấp bệnh trong số phận cuộc đời họ. Rồi mai đây họ không biết mình sẽ đi đâu về đâu giữa cuộc đời sóng gió, trôi nổi. Họ chỉ có thể phó mặc cuộc đời mình cho số phận. Một nơi tầm thường, dung tục, xô bồ như chợ lại chính là nơi tấm thân họ được trao qua, đổi lại như một món hàng hóa. Còn gì đau xót hơn, bất hạnh hơn thế nữa!