Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 6 câu hỏi như sau: 1.núi già và núi trẻ có đặc điểm như thế nào?
Ngọn núi cao nhất nc ta là ngọn núi nào? thuộc núi già hay núi trẻ?
2.nội lực và ngoại lực là j?
3.trình bày sự chuyển động của trái đất quanh trục?nêu hệ quả của sự chuyển động của trái đất quanh trục?
4.núi lửa là j ? động đất là j ?
5.đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
6.lớp vỏ của trái đất có cấu tạo và vai trò như thế nào ?
7.các lớp bên trong của trái đất có độ dày như thế nào?
các bạn giúp mk vs mai mk thi rồi.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1.
*Phân biệt núi già và núi trẻ :
– Núi già : + Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
+ Đỉnh tròn
+ Sườn thoải
+ Thung lũng rộng
Núi trẻ :
+ Hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm
+ Đỉnh nhọ
+ Sườn dốc
+ Thung lũng hẹp, sâu.
ngọn núi cao nhất nc ta là phanxibang
2..Nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.
Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển…
3.
Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a) Hiện tượng ngày và đêm.
– Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
– Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
– Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
– Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
– Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
4.
Núi lửa.
– Núi lửa là hình thức phun trào Mắc ma dưới sâu lên mặt đất.
+ Núi lửa đang phun hoặc mới phun là những núi lửa hoạt động.
+ Núi lửa ngừng phun đã lâu là nững núi lửa đã tắt.
– Dung nham núi lửa bị phân huỷ tạo thành lớp đất đá phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ở những nơi này dân cư tập trung đông.
– Cấu tạo núi lửa: măcma, ống phun, miệng khói bụi, dung nham, miệng phụ
b) Động đất.
– Là hiện tượng rung chuyển lớp đất đá gần mặt đất.
– Để hạn chế thiệt hại do động đất:
+ Xây nhà chịu chấn động lớn
+ Nghiên cứu dự báo để sơ tán dân.
Kết luận: Núi lửa và động đất đều do nội lực sinh ra
5.Điểm giống nhau : bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
6. Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. – Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.
7.
Gồm 3 lớp:
– Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).
– Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.
– Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1.
đặc điểm của núi già :đỉnh tròn sườn thoai thoải
đặc điểm núi trẻ :đỉnh nhọn sườn dốc
2.
Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất
Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài ,trên bề mặt Trái Đất
3.
– Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33′ trên mặt phẳng quỹ đạo
– Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
hệ quả của sự chuyển động của trái đất quanh trục:
+Hiện tượng ngày đêm
các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng
4.
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Động đất hay Địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn .
5.
bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
6.
_ Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn chắc, vỏ Trái Đất rất mỏng.
_Vỏ Trái Đất là lóp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật… đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người.
7.