Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 6 câu hỏi như sau: Câu 1 : Trình bày đặc điểm , vị trí , kích thước và hình dạng của trái đất ?
Câu 2 : Trình bày sự chuyển động của trái đất quanh trục và hệ quả của nó ? Giải thích tại sao lại có hệ quả đó ?
Câu 3 : Giải thích câu ca dao :
Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
Mng giúp mik nha !!!
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1.
– Vị trí của Trái Đất: nằm ở vị trí thứ 3 trong 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
– Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.
– Kích thước: Rất lớn.
Câu 2. Trái Đất quay quanh trục tưởng tưởng nối liền hai cực Bắc và Nam với độ nghiêng 66 độ 33 phút.
Hướng tự quay: Tây sang Đông
Thời gian quay 1 vòng: 24h (1 ngày đêm)
Chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực, mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giờ khu vực.
Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
– Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
Có hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:
– Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa. Nửa chiếu sáng là ngày, nửa nằm tong bóng tối là đêm.
– Mặt khác, Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm.
– Sự lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt Trái Đất.
+ Ở nửa cầu Bắc: Vật lệch sang tay phải.
+ Ở nửa cầu Nam: Vật lệch sang tay trái.
Câu 3. Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối
Do ảnh hưởng của sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa hai nửa cầu và các mùa.
– Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch) Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên Trái Đất thì nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc thì ngày sẽ dài hơn đêm. Nên đúng với câu nói của nhân dân ta thì tháng 5 âm lịch chưa nằm đã sáng.
– Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch) Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc nằm chếch xa mặt trời nên ngày ngắn, đêm dài. Nước ta ở nửa cầu Bắc do đó vào tháng 10 âm lịch thì chưa cười đã tối.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1:
– Đặc điểm: là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước, khối lượng, độ đặc, hấp dẫn bề mặt, từ trường, tốc độ quay. Và đồng thời cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động.
– Vị trí: ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời*
– Kích thước:
+ Bán kính: 6370 km
+ Xích đạo: 40076 km
+ Diện tích: 510 triệu km2
=> Kích thước lớn
– Hình dạng: hình cầu
______________________________________________
Câu 2:
Sự chuyển động của trái đất quanh trục:
-Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, nối liền hai cực và nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo 66*33′.
-Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
-Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục: 24h.
-Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a) Hiện tượng ngày và đêm.
– Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
– Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.
– Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.
b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.
– Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.
+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.
– Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.
_____________________________________________
Câu 3:
Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
– Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
– Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.
______________________________________________
Cho mình xin ctlhn nếu đc nha
-HỌC TỐT-