Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau:
ĐỀ 1
Đọc văn bản:
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:
– Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
– Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!
(SGK Ngữ văn 10, Trang 80, Tập I, NXBGD 2006)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Xác định thể loại của VB trên.
Câu 2: Xác định đề tài của VB trên.
Câu 3: Câu văn mở đầu văn bản có ý nghĩa gì?
Câu 4: Biện pháp chơi chữ – phải của tác giả trong văn bản thuộc lối chơi chữ nào?
Câu 5: Truyện nói về thói hư tật xấu nào?
Câu 6: Theo em, đỉnh điểm của tiếng cười thể hiện ở câu nói nào trong truyện?
Câu 7: Thủ pháp trào phúng nào không được sử dụng trong VB?
Câu 8: Nội dung nghĩa hàm ẩn của câu: Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!
Câu 9. Trong văn bản, tác giả dân gian có kết hợp hai kiểu ngôn ngữ. Hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của hai kiểu ngôn ngữ đó.
Câu 10. Theo em, văn bản muốn gửi gắm đến người đọc những bài học gì?
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1, Truyẹn cười
2, Tạo tiếng cười, phê phán tệ nạn đút lót của người dân, quan liêu tham nhũng trong xã hội
3, Phê phán, châm biếm đả kích viên quan đó
4, dùng từ đồng âm
– phải 1 : lẽ phải
– phải 2: bên phải
5, tệ nạn đút lót của người dân, quan liêu tham nhũng trong xã hội
6,
– Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!
7, Lối nói khoa trương, phóng đại
8, Câu nói này có nghĩa hàm ẩn là dù Cải đúng nhưng Ngô đã đút lót gấp đôi Cải nên quan xử Ngô thắng
9,
*Ngôn ngữ tường minh: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
–> Ra lệnh phạt Cải
*Ngôn ngữ hàm ẩn:
Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm:
– Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
–> Con đã đút lót 5 đồng rồi
Thầy lí cũng xòe năm ngón tai trái úp lên trên năm ngón tay mặt, nói:
– Tao biết mày phải nhưng nó lại phải bằng hai mày!
–> dù Cải đúng nhưng Ngô đã đút lót gấp đôi Cải nên quan xử Ngô thắng
–> Tác dụng: thể hiện tiếng cười hài hước và thủ pháp trào phúng độc đáo của tác giả dân gian
10, Thông điệp là tiếng cười sâu cay, châm biếm tệ nạn đút lót của người dân, quan liêu tham nhũng trong xã hội