Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Bé Con Của Mẹ
Tác giả: Đặng Ngọc Ngận
Này bé con của mẹ
Con có thấy gì không
Cái mặt biển mênh mông
Ôm những cây thuyền nhỏ
Này bé con thấy đó
Cái mặt trời đằng xa
Đang tỏa nắng lan ra
Đỏ một màu rất đỏ
Đường chỉ xanh bãi cỏ
Ôm san sát khoảng trời
Bé con của mẹ ơi
Con thấy không con nhỉ
Biển xa con có thấy
Một màu xanh dịu êm
Sóng vỗ mãi ngày đêm
Như tình thương của mẹ
Cái mặt trời nhỏ bé
Mà ấm áp lạ lùng
Như trái tim mẹ nóng
Ủ ấm những ngày đông
Bé con có biết không
Mẹ ôm con thật rộng
Như một vùng rất mỏng
Cỏ mọc sát chân trời
Con dù có ham chơi
Vẫn nằm trong lòng mẹ
Bé con ngoan lắm nhé
Mãi mãi mẹ thương con .
*Trả lời câu hỏi*
Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả , nêu tác dụng
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ , nêu tác dụng
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1:
– Yếu tố tự sự: cả bài
– Yếu tố biểu cảm:
+ Sóng vỗ mãi ngày đêm
Như tình thương của mẹ
+ Cái mặt trời nhỏ bé
Mà ấm áp lạ lùng
Như trái tim mẹ nóng
Ủ ấm những ngày đông
+ Mãi mãi mẹ thương con
=> Tác dụng:
+ Giúp câu thơ trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn và gợi hình gợi cảm hơn.
+ Nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ và con
+ Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của mẹ dành cho con
Câu 2:
– Biện pháp tu từ nhân hoá, điệp ngữ và liệt kê
*** Chỉ ra:
– Liệt kê: mặt biển, cây thuyền, mặt trời, đường, bãi cỏ, biển, chân trời.
– Nhân hoá:
+ Ôm những cây thuyền nhỏ
+ Ôm san sát khoảng trời
+ Ủ ấm những ngày đông
– Điệp ngữ:
+ Này bé con của mẹ
+ Con có thấy gì không
+ Ôm những cây thuyền nhỏ
+ Ôm san sát khoảng trời
+ Bé con có biết không
+ Bé con ngoan lắm nhé
+ Này bé con của mẹ
+ Bé con của mẹ ơi
+ Như tình thương của mẹ
+ Như trái tim mẹ nóng
+ Mẹ ôm con thật rộng
+ Mãi mãi mẹ thương con
=> Tác dụng:
+ Giúp sự vật được nhắc đến trở nên gần gũi thân thiết với con người.
+ Dùng để nhấn mạnh ý, tăng sức biểu cảm cao trong sự diễn đạt, tạo nhịp điệu, tiết tấu cho câu thơ.
+ Giúp tăng sức gợi hình , gợi tả cho câu thơ.
+ Nhấn mạnh tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ và con
+ Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của mẹ dành cho con
———–
color[cyan][#nvm]
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Giải đáp:
Câu 1: Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả , nêu tác dụng
•Yếu tố tự sự , miêu tả có trong bài thơ trên :
– Yếu tố tự sự :
+Này bé con của mẹ
+ Con có thấy gì không
+Này bé con thấy đó
+ Bé con của mẹ ơi
+ Con thấy không con nhỉ
+ Bé con có biết không
+ Mẹ ôm con thật rộng
– Yếu tố miêu tả :
+Cái mặt biển mênh mông
Ôm những cây thuyền nhỏ
+Cái mặt trời đằng xa
Đang tỏa nắng lan ra
Đỏ một màu rất đỏ
Đường chỉ xanh bãi cỏ
Ôm san sát khoảng trời
+Biển xa con có thấy
Một màu xanh dịu êm
Sóng vỗ mãi ngày đêm
Như một vùng rất mỏng
+Cỏ mọc sát chân trời
=> Tác dụng :
– Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình gợi cảm
– Nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng , tình yêu thương con tha thiết của người mẹ .
– Nêu lên tình mẫu tử thiêng liêng giữa người mẹ và con.
Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ , nêu tác dụng
* BPTT : Nhân hóa , so sánh , điệp ngữ , liệt kê.
– Nhân hóa :
+Cái mặt biển mênh mông
Ôm những cây thuyền nhỏ
+Ôm san sát khoảng trời
+ Ủ ấm những ngày đông.
– So sánh :
+Sóng vỗ mãi ngày đêm
Như tình thương của mẹ
+Cái mặt trời nhỏ bé
Mà ấm áp lạ lùng
Như trái tim mẹ nóng
+Mẹ ôm con thật rộng
Như một vùng rất mỏng
– Điệp ngữ :
+Con
+Ôm
+Bé
+Bé con
+Mẹ
-Liệt kê : mặt biển, cây thuyền, mặt trời, đường, bãi cỏ, biển, chân trời.
*Tác dụng :
=> Tác dụng :
– Làm cho câu thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm
– Giúp sự vật miêu tả trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc
– Nhấn mạnh tĩnh mẫu tử thiêng liêng, và cho thấy tình yêu thương con tha thiết , dạt dào , mạnh liệt của người mẹ.
Lời giải và giải thích chi tiết: