fbpx

Ngữ văn Lớp 6: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc đoạn ngữ liệu sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ô

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn ngữ liệu sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Trích bài thơ Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy)
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ song thất lục bát
C. Thơ tự do
D. Thơ sáu chữ
Câu 2. Từ bão bùng trong câu thơ sau là từ láy đúng hay sai?
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
A. Sai B. Đúng
Câu 3. Dòng thơ nào thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre?
A. Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người .
B. Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
C. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm .
D. Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Câu 4. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên ?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 5. Hình ảnh cây tre: Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho em điều gì?
A. Biểu đạt về sự gian nan, vất vả
B. Biểu đạt về sự hi sinh, nhường nhịn
C. Biểu đạt về sự chịu thương, chịu khó
D. Biểu đạt về sự yêu thương, quý trọng
Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. So sánh
Câu 7. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên là gì?
A. Bộc lộ niềm tự hào về những phẩm chất, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Bộc lộ niềm tự hào về những đức tính, tính cách cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
C. Bộc lộ niềm tự hào về những phong tục, tập quán cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
D. Bộc lộ niềm tự hào về những di sản văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Câu 8. Chủ đề của đoạn thơ trên là gì?
A. Tình cảm gia đình
B. Truyền thống văn hóa dân tộc
C. Tình yêu quê hương đất nước
D. Đấu tranh xây dựng đất nước
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ.
Câu 10. Là một học sinh, em rút ra bài học gì về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước?


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong đoạn thơ



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1: A.thể thơ lục bát

 ->Vì mỗi dòng thơ có 6 chữ, 8 chữ

Câu 2 : B. Đúng

->BÃo có nghĩa, bùng không có nghĩa

Câu 3: A

Câu 4:Biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ

*Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ:

– Biện pháp nhân hóa “Tre” có hành động, cử chỉ như con người thể hiện ở những phẩm chất cao quý của tre: đùm bọc, xả thân vì nhau, hi sinh cho thế hệ mai sau…

– Biện pháp so sánh “đã nhọn như chông” biểu hiện sức sống và sự cương trực, dũng mãnh của tre 

– Tre Việt Nam là một phép ẩn dụ lớn dựa trên những nét tương đồng giữa tre và con người Việt Nam. Nói đến cây tre là nói đến con người Việt Nam, phẩm chất cao quý của tre cũng là phẩm chất cao quý của con người và dân tộc Việt Nam.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai