Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: cảm thu 2 câu thơ sau:Dưới trăng quyên đã gọi hè/Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Chim quyên thường kêu ban đêm ,tiếng kêu khắc khoải mà chúng ta không nhìn thấy nó,mình thì không biết nên chợt nghĩ đó là con chim cuốc cuốc nhưng NGUYỄN DU lấy tên con chim quyên cho câu thơ hay chăng ?
Lựu đâm bông nhưng đây là lựu đỏ,vì thế tác giả tả cảnh lập lòe ,coi như ánh lửa phát ra mà lại phát ra từ một thực thể sinh vật sống,nếu cây cối đem đốt sẽ cháy,vậy mà lựu đỏ được ví như lửa lập lòe ngay đầu tường,cảnh thôn dã đêm hè thật là thơ mộng !Chim quyên đại diện cho vật và hình ảnh cây lựu đại diện cho cây trồng,dấu hiệu hè về và làm rung chuyển tâm thức con người,đánh động sự chuyển mùa và cái oi bức sẽ đến trong tương lai không xa !
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Nếu như ta đã từng biết đến trong “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với một mùa xuân “Cỏ non xanh dợn chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”, với sắc màu rực rỡ, tươi sáng mênh mông của một mùa thu “Long lanh đáy nước in trời, Thanh xây khói biếc non phơi bóng vàng” thì giờ đây một lần nữa chúng ta lại được biết đến cũng trong nơi ấy “Truyện Kiều” có một mùa đầy ánh lửa và khắc khoải tiếng chim quyên:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòa đâm bông”.
Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” rất đỗi quen thuộc với tôi hay bạn và cũng rất đỗi quen thuộc với tâm hồn con người Việt Nam. Nhà thơ như một hoạ sĩ tài ba phối sắc, tạo hình, dựng cảnh… mỗi nết phác thảo đều là những nét thần tình, đem đến cho người đọc nhiều rung cảm, xúc cảm khôn nguôi.
Nhìn vào thi liệu thì bức tranh mùa hè đã được Đại thi hào Nguyễn Du vẽ vào lúc chớm hè. Tại sao ta lại khẳng định như vậy? Điều đó là bởi khi ta cứ tưởng mình đang còn đứng và hưởng thụ cái không khí ấm áp và mượt mà “cỏ non xanh dợn chân trời” bỗng đâu chợt nghe tiếng quyên khắc khoải thì mới giật mình và thốt lên là “đã” – ồ tiếng chim quyên đã gọi hè về mà mình cứ tưởng đang thì xuân tươi. Hơn nữa ngoài kia hoa lựu mới chỉ “lập lòe” chứ không phải cái khí thế của hè đã căng tràn mà để “thạnh lựu hiên còn phun thức đỏ”; hoa lựu cũng mới chỉ đang rộn ràng chuyển độ hè sang. Và với tiếng chim quyên, với màu hoa lựu Nguyễn Du cũng nhắc nhở chúng ta, nói với chúng ta rằng cái oi bức, rực nóng của mùa hè cũng đã bắt đầu.
Ngày xưa tôi yêu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du bởi nơi ấy tôi biết đến những thân phận “Chữ tài liền với chữ tại một vần”, biết đến vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành của “hai ả tố nga”, biết đến những trận đòn ngứa ghẻ hờn ghen của Hoạn thư tác quái, đến với sự chung tình đến chân tình của chàng họ Kim đợi chờ người thương 15 năm lưu lạc và vô cùng biết bao điều nữa. Nay tôi lại càng thêm yêu “Truyện Kiều” bởi nơi ấy còn có một bức tranh đêm trăng mùa hè gọi mời, quyến rũ âm thanh tha thiết của chim quyên, bởi không gian huyền ảo của không gian bàng bạc; bức tranh bí ẩn cần khám phá bởi sự lập loè ẩn hiện của hoa lựu đỏ trong tán lá xanh .