fbpx

Ngữ văn Lớp 6: Đọc kĩ bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa và thực hiện các yêu cầu: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Đọc kĩ bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa và thực hiện các yêu cầu:
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
1967
(Nguồn: Trần Đăng Khoa,Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
Câu 1:Em hãy cho biết bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa viết theo thểthơ nào?
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra thểthơ đó và kểtên một bài thơ khác em đã học làm theo thểthơ này
Câu 2.(0.5 điểm): Bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa viết vềđiều gì?
Câu 3. (2 điểm):Gọi tên các biện pháp tu từđược sửdụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng: “Ông trời nổi lửa đằng đôngBà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay”.
Câu 4. (1.5 điểm): Qua bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa, em thấy bức tranh buổi sáng có đẹp không? Theo em, có nên dậy sớm không? Vì sao?


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1: Bài thơ trên của Trần Đăng Khoa được viết theo thể lục bát. Trong bài thơ có các cặp câu 6-8 nối tiếp nhau đến hết bài, cách gieo vần lưng và vần chân. Bài thơ khác em đã học làm theo thể thơ này: Về thăm mẹ (SGK Cánh diều Tập 1 – Ngữ Văn 6)

Câu 2: Bài thơ viết về một buổi sáng quen thuộc, bình dị  ở “nhà em” và hoạt động của mọi người, mọi vật trong nhà

Câu 3: Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở hai câu thơ này. Cách xưng hô thân thuộc, gần gũi với người đọc “ông”, “bà” và dùng từ ngữ chỉ hành động con người để miêu tả cho sự vật như hình ảnh bầu trời bình minh – nổi lửa còn khoảng sân – vấn chiếc khăn hồng. Nhờ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa mà tác giả đã thành công làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh hơn, cô đọng vẻ đẹp bức tranh buổi sáng bình minh.

Câu 4: Qua bài thơ “Buổi sáng nhà em” của Trần Đăng Khoa, em thấy bức tranh buổi sáng rất đẹp, mang gam màu giản dị của vùng quê mà lại vô cùng vui tươi, rực rỡ. Theo em, chúng ta nên dậy sớm vì dậy sớm rất tốt cho sức khỏe và chúng ta còn có thể tận hưởng không khí trong lành của buổi sáng bình minh.

$#ngocbaodinh1803$



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Đáp án:

Câu 1: Thể thơ: lục bát

– Dấu hiệu: + Dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ và liên tục cho đến hết bài.

– Bài thơ khác: Những điều bố yêu

Câu 2: Bài thơ viết về: Khung cảnh vào một buổi sáng và những hoạt động của mọi vật.

Câu 3: Biện pháp tu từ: Nhân hoá

Ông trời, nổi lửa, bà Sân, vấn chiếc khăn hồng

-> Làm cho hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc, sinh động hơn.

Câu 4: Qua bài thơ Buổi sáng nhà em của Trần Đăng Khoa em thấy bức tranh buổi sáng vô cùng đẹp và rực rỡ.

Theo em, chúng ta nên dậy sớm, vì:

+ Dậy sớm sẽ tốt cho sức khoẻ

+ Dậy sớm giúp chúng ta có thể nhìn ngắm những cảnh đẹp vào buổi sớm.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai