Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: lượm soạn văn ngữ văn 6
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Soạn bài
Tác giả: Tố Hữu (1920-2002)
Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành
Quê quán: tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ông là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm: Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
Bố cục bài thơ Lượm
Đoạn 1: từ Ngày Huế đổ máu đến Cháu đi xa dần nói về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
Đoạn 2: Từ Cháu đi đường cháu đến Hồn bay giữ đồng… Nói về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh xuất Lượm.
Đoạn 3: Từ Lượm ơi còn không đến Nhảy tên đường vàng… nói về hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.
Đọc-hiểu văn bản
1.Bài thơ kể về Lượm qua hoạt động liên lạc, bằng lời của nhân vật người chú. (Ở câu trên)
2. * Hình ảnh Lượm trong khổ 2 đến khổ thơ thứ 5
Về trang phục : Cái xắc xinh xinh, Ca lô đội lệch.
Về hình dáng : loắt choắt.
Về cử chỉ : thoăn thoắt, hồn nhiên, tinh nghịch.
Về lời nói : tự nhiên và thật thà.
=>Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, chân thật, hồn nhiên.
*Các yếu tố nghệ thuật góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm.
Mình chỉ có thể làm đến đây thôi nhé. Chúc cả bạn học tốt.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1:
+ Bố cục:
– 5 khổ đầu : Cuộc gặp gỡ ở Huế.
– 7 khổ tiếp : sự hy sinh anh dũng của Lượm.
– Còn lại : Lượm sống trong lòng người và đất nước.
Câu 2 :
+ Ngoại hình: loắt choắt xinh xinh, ca lô đội lệch , như con chim chích, thoăn thoắt, má đỏ bồ quân
→ Biểu hiện sự đáng yêu
+ Cử chỉ: cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang chạy nhảy hoạt bát trên đường cười híp mắt
→ Lượm : Nhanh nhẹn , hoạt bác ,..
+ Lời nói: cháu đi liên lạc vui lắm chú à
→ Niềm tự hào khi cứu nước.
Câu 3 :
– Chuyến đi nguy hiểm : đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
– Nhiệm vụ quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
– Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!…” diễn tả sự trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 :
– Tác giả đã gọi Lượm là : Lượm, cháu, chú đồng chí
– Tác dụng: biểu thị thái độ, tình cảm.
Câu 5 :
Nhằm khẳng định hình ảnh của Lượm còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.