Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Giải vở bài tập ngữ văn lớp 6 bài 25: văn bản Cô Tô
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1 (trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Trả lời:
Bài văn chia làm 3 đoạn
– Đoạn 1: Từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây”
– Đoạn 2: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”
Nội dung chính: Cảnh mặt trời mọc trên biển ở đảo Cô Tô.
– Đoạn 3: Đoạn còn lại
Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt của nhân dân lao động ở đảo Cô Tô.
Câu 2 (trang 78 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu của bài.
Trả lời:
Tên nhómCác tính từGiá trị miêu tảTính từ chỉ màu sắcxanh mượt, lam biếc, vàng giònMiêu tả rõ sắc thái của màu sắc, khiến khung cảnh như một bức tranh rực rỡTính từ chỉ ánh sángsáng sủa, trong sánggợi ra sự trong trẻo của không gianTính từ chỉ mức độđậm đànhấn mạnh tính chất của sự vật
– Những tính từ mà tác giả sử dụng mang tính biểu cảm cao và sắc thái rõ nét. Chúng đã giúp vẽ nên một bức tranh Cô Tô vô cùng sống động, rực rỡ, tinh khôi.
Câu 3 (trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.
Trả lời:
– Những kết cấu so sánh tiêu biểu trong đoạn văn:
+ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
+ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ…
– Cách so sánh của tác giả trong đoạn văn thể hiện tài năng của tác giả về:
+ Sự liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú
+ Khả năng miêu tả sống động, gợi cảm
+ Khả năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy
Câu 4 (trang 79 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
Trả lời:
Chi tiết, hình ảnh trong đoạn vănCảm nghĩ về cách miêu tả
Cảnh sinh hoạt quanh giếng nước:
vui như một cái bến, đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền, không biết bao nhiêu là người đến
– Cách miêu tả có sử dụng so sánh không ngang bằng, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, tạo cảm giác lạ lẫm, thu hút người đọc
Cảnh chuẩn bị cho thuyền ra khơi:
bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào, mười tám thuyền lớn nhỏ, anh quẩy mười lăm gánh nước cho thuyền anh
Cách miêu tả thể hiện được sự tấp nập của khung cảnh chuẩn bị, đồng thời khẳng định cuộc sống lao động tươi đẹp của dân chài làng biển
Câu 5 (trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy viết cảm tưởng của em sau khi đọc bài văn
Trả lời:
– Sau khi đọc bài văn, Cô Tô hiện lên với một vẻ đẹp say đắm lòng người. Vẻ đẹp của Cô Tô là một hòn ngọc quý. Cuộc sống lao động của người dân nơi đây cũng đang yêu, đáng mến. Họ chăm chỉ, thân thiện, khỏe khoắn. Cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, độc đáo, gợi cảm của tác giả để lại trong người đọc nhiều cảm xúc lạ lẫm, nhiều ấn tượng thú vị. Thông qua bài văn, ta thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với Cô Tô, ta cũng thấy yêu mến hòn đảo này hơn.
Câu 6 (trang 80 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy nhận xét về độ dài của câu, vị trí của tính từ trong quan hệ với danh từ, vế so sánh trong bài văn.
Trả lời:
– Câu văn của Nguyễn Tuân thường dài, phức tạp, ít có câu ngắn, thường là câu ghép.
– Trong bài văn, tác giả sử dụng nhiều vế so sánh đi liền với các tính từ. Vế so sánh dài, gồm nhiều phần.