fbpx

Ngữ văn Lớp 6: Soạn văn bài Lượm Nhanh giúp em vs ah

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Soạn văn bài Lượm
Nhanh giúp em vs ah


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú

    + Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”

    + Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.

– Bố cục:

    + Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế

    + Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

    + Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.

Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):

– Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt

– Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

– Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường

– Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.

– Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn

→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.

Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

– Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

– Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

– Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!…” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

– Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

– Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):

– Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.

    + Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

    + Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

– Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.

Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1

– Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả trong những ngày Huế đổ máu và qua chuyến liên lạc cuối cùng của chú. Được kể bằng lời nhân vật người chú.

– Bố cục : 3phần

+ P1: Từ đầu đến cháu đi xa dần: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

+ P2: Từ cháu đi đường cháu đến hồn bay giữa đồng: Câu chuyện về chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

+ P3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 2

– Hình ảnh Lượm trong năm khổ thơ đầu:

+ Hình dáng: Loắt choắ => Nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, tinh nghịch.

+ Trang phục: Cái xắc, ca lô

+ Cử chỉ: huýt sáo, cười híp mí => hồn nhiên, yêu đời.

+ Lời nói: Tự nhiên, chân thật.

=> Lượm là chú bé liên lạc hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu, vui tươi và say mê với công tác kháng chiến.

– Các yếu tố nghệ thuật từ láy, vần nhịp, so sánh khắc họa rõ nét và sinh động hơn sự hồn nhiên, nhanh nhẹn, đáng yêu của Lượm

Câu 3

– Chuyến đi liên lạc cuối cùng khẩn cấp, khó khăn, gian khổ, đầy nguy hiểm

– Sự hi sinh thiêng liên cao cả như một thiên thần : nằm trên lúa, hồn bay…

– Hình ảnh Lượm gợi sự khâm phục, xót thương trong lòng người đọc

Câu 4

– Tác giả đã gọi Lượm là : Lượm, cháu, chú đồng chí

– Tác dụng: giúp biểu thị thái độ, quan hệ tình cảm, cách nhìn của tác giả đối với Lượm.

+ Cháu: Tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt.

+ Chú đồng chí : sự trân trọng, thân tình coi Lượm như người bạn chiến đấu.

Câu 5

Sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu để nhằm khẳng định hình ảnh của Lượm còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai