Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: từ loại là gì trong ngữ văn lớp 6?cho ví dụ
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
từ loại (còn được gọi là lớp từ, lớp từ vựng, hoặc bộ phận câu nói trong Ngữ pháp truyền thống) là một lớp từ ngôn ngữ học (hay chính xác hơn là lớp các mục từ vựng) được xác định bằng các hiện tượng cú pháp hoặc các hiện tượng hình thái học của mục từ vựng trong câu nói. Phân loại ngôn ngữ học phổ biến gồm có danh từ, động từ và các từ loại khác. Có các lớp từ mở thường xuyên đòi hỏi các thành viên mới, và có các lớp từ đóng hiếm khi đòi hỏi các thành viên mới.
Vd:…
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. Danh từ
a) Định nghĩa: danh từ là những từ chỉ người, vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm,…
Ví dụ: mẹ, học sinh, bò, Tổ quốc, nhân đạo,…
b) Chức vụ của danh từ trong câu:
– Thường làm chủ ngữ
Ví dụ: Quê hương em rất tươi đẹp.
– Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đưng trước.
Ví dụ: Học tập tốt là nhiệm vụ đầu tiên của học sinh.
c) Các loại danh từ: chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính, đếm, đo lường sự vật lít. Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ).
Ví dụ: cái [áo], chiếc [bánh), tấm (vải•
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác {lít, mét, tấn,…), danh từ chỉ đơn vị ước chừng [bó, tấm, nắm, thúng,…).
– Danh từ chỉ sự vật gồm hai loại sau:
+ Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật, sự việc, hiện tượng
+ Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương
2. Động từ
a) Định nghĩa: động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của người, vật, sự vật.
Ví dụ: chạy, vui, buồn
b) Chức vụ của động từ trong câu:
– Thường làm vị ngữ.
Ví dụ: Viên quan ấy đã đi nhiều noi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
– Trong một số trường họp, động từ cũng có thể làm chủ ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, cũng, vẫn, chớ,…
Ví dụ: Lao động là vinh quang.
c) Các loại động từ: có hai loại
– Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
Ví dụ: định (chạy), toan (nói), dám (làm),…
– Động từ chỉ hành động, trạng thái. Loại động từ này chia làm 2 loại nhỏ:
+ Động từ chỉ hoạt động, trả lòi câu hỏi Làm gì?
+ Động từ chỉ trạng thái, trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?
3. Tính từ
a) Định nghĩa: tính từ là những từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hành động, trạng thái.
Ví dụ: xấu, chua, rộng, tầm thường,…
b) Chức vụ của tính từ trong câu:
– Làm chủ ngữ, vị ngữ
Ví dụ: + Mặt trăng tròn và vàng óng.
+ Ngọt ngào và sâu lắng đã làm nên sự cuốn hút của ca Huế.
– Lưu ý: Tính từ có thể làm vị ngữ trong câu nhưng hạn chế hơn động từ.
c) Các loại tính từ: dựa vào có hay không khả năng kết họp với từ chỉ mức độ, có thể chia tính từ làm hai loại:
– Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có khả năng kết họp vói từ chỉ mức độ).
Ví dụ: yên tĩnh (quá), (rất) đẹp, xa (lắm),…
– Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không có khả năng kết họp vói từ chỉ mức độ). Ví dụ: vằng vặc, khổng lồ, mênh mông,…
4. Số từ.
a) Định nghĩa: số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Ví dụ:
– Số từ chỉ số lượng hay số đếm: một, hai, năm, mười,…
– Số từ chỉ số thứ tự: nhất, nhì, ba, tư,…
b) Vị trí:
– Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.
– Khi biểu thị thứ tự sự vật, số từ thường đứng sau danh từ.
c) Số từ có thể phân thành hai nhóm:
+ Số từ xác định chính xác, ví dụ: một, ba, hai sáu,…
+ Số từ không xác định, ví dụ: vài, đôi ba, dăm,…
d) Phân biệt số từ và danh từ chỉ đơn vị
+ Giống nhau: chỉ số lượng.
+ Khác nhau:
+) Số từ dùng để chỉ số lượng, thứ tự, vị trí đứng trước hoặc sau danh từ.
+) Danh từ chỉ đơn vị dùng để đo lường hoặc tính đếm số lượng sự vật họp thành một đơn vị, vị trí luôn ở sau số từ như: đôi, tá, cặp, chục,…
5. Lượng từ
a) Định nghĩa: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
b) Phân loại lượng từ theo nhóm:
+ Lượng từ toàn thể: cả, tất cả, tất thảy,…
+ Lượng từ tập họp: các, những, mọi,…
+ Lượng từ phân phối: từng, mỗi,…
c) Phân biệt số từ và lượng từ
+ Giống nhau: đều đứng trước danh từ.
+ Khác nhau:
+) Số từ dùng để chỉ số lượng và thứ tự của sự vật nên độ chính xác cao; vị trí đứng trước hoặc sau danh từ.
+) Lượng từ không chỉ số lượng chính xác; vị trí luôn đứng trước danh từ trong cụm danh từ.
6. Chỉ từ
a) Định nghĩa: chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thòi gian.
Ví dụ: hôm nọ, ông vua ấy, làng ỉcia,…
b) Hoạt động của chỉ từ trong câu:
+ Trong cụm danh từ, chỉ từ nằm ở vị trí phụ ngữ sau.