Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Bài 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“”Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ.Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…….
– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:
– Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!”
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 33)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?
Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy?
Câu 4: Tìm các phó từ trong đoạn văn trên? Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho các động từ/ tình từ nào và bổ sung ý nghĩa gì?
Câu 5 :Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về kết thúc văn bản chứa đoạn trích trên.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh
2. tự sự
3.Từ ngữ: giật sững người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
– Người anh sau cái giật mình sững sờ, ngỡ ngàng có lẽ vì không ngờ người em lại vẽ mình. Tiếp đó là sự hãnh diện bởi trong bức tranh, mình được vẽ đẹp, hoàn hảo quá, và trở thành trung tâm chú ý của mọi người. Nhưng sau giây phút đó là sự xấu hổ vì người anh chợt nhận ra mình không hoàn hảo như trong tranh, vì nhớ đến sự đố kị của mình với tài năng của em. Người anh cũng đã nhận ra khiếm khuyết của mình, nhận ra mình không xứng đáng được thể hiện với vẻ đẹp như vậy
4. * Phó từ:
Phó từ: Chẳng hiểu sao: biểu hiện quan hệ phủ định
Phó từ: thôi miên vào: biểu hiện kết quả và hướng
Phó từ: muốn khóc quá: biểu hiện mức độ
5. Kết thúc văn bản người anh nhận ra được lỗi lầm của mình với em. Đây là một kết thúc đầy tình nhân văn. Tác giả đã cho thấy được sự cao cả và vĩ đại của tình thương. Chỉ cần là những con người luôn yêu thương nhau sẽ quay về với nhau. Kết thúc truyện cũng là một bài học nhắc nhở con người về cách sống chan hòa, nên biết tự thỏa mãn vơi những gì của bản thân. Kết truyện là một cái kết đẹp, người em đã dùng chính tấm lòng của mình để cảm hóa người anh.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1: – Đoạn trích trên được trích trong văn bản bức tranh của em gái tôi
– tác giả là Tạ Duy Anh
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là miêu tả
Câu 3: – Diễn tả tâm trạng của của nhân vật tôi : ngỡ ngàng,hãnh diện,xấu hổ
– Vì người anh thâý mặc cảm, tự ti khi ngươi khác có tài năng hội họa.
Câu 4:- Phó từ ( chẳng) bổ sung ý nghĩa cho động từ hiểu
-Phó từ ( vào) bổ sung ý nghĩa cho động từ thôi miên
Bổ sung ý nghĩa
– Phó từ ( chẳng) bổ sung ý nghĩa chỉ sự phủ định cho động từ hiểu
– Phó từ ( vào) bổ sung ý nghĩa chỉ kết quả và hướng cho động từ thôi miên