Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: Câu 1 (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang …
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
c. Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?
d. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2 (2điểm)
a, Tìm cụm động từ trong ví dụ sau và điền vào bảng mô hình cấu tạo cụm động từ.
Em bé còn đùa nghịch ở sau nhà.
b, Giải nghĩa từ dụ chỉ , triều thần trong đoạn văn ở câu 1. xin cám ơn
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1 (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Khi viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang …
rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Ngữ văn 6, tập 1, tr72.73, NXB GD Việt Nam, 2019)
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
-> Đoạn trích trên thuộc văn bản ” Em bé thông minh”.
b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
-> Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là tự sự.
c. Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là gì?
(*) Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:
+ Em bé vừa đùa nghịch ở sau nhà vừa đưa ra lời giải đố được diễn đạt theo hình thức quen thuộc của con nít.
+ Lời giải đố của em bé khiến tên sứ giả phải phục, gây hứng thú cho người đọc mang đến lòng tự hào cho dân tộc.
d. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
– Phải biết vận dụng, sáng tạo ra những tri thức vốn có ở dân gian.
– Luôn theo quan niệm “Học phải đi đôi với hành” từ đó mới góp phần giải quyết các vấn đề thực thiễn.
Câu 2 (2điểm)
a, Tìm cụm động từ trong ví dụ sau và điền vào bảng mô hình cấu tạo cụm động từ.
Em bé còn đùa nghịch ở sau nhà.
(*)Cụm động từ: còn đùa nghịch ở sau nhà.
(*) Bảng mô hình:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau
còn đùa nghịch ở sau nhà
b, Giải nghĩa từ dụ chỉ , triều thần trong đoạn văn ở câu 1
+Dụ chỉ: lời vua truyền bảo
+Triều thần: các quan lại trong triều đình
~~ Chúc Bạn Học Tốt ~~~ ^ ^
#huuhoang745
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Câu 1 :
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản ” Em bé thông minh”
b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : Tự sự
c. Nét độc đáo trong cách giải đố của em bé ở đoạn trích trên là:
– Cậu bé vừa đùa nghịch vừa đưa ra lời giải đố, lời giải được diễn đạt trong hình thức đồng dao nghêu ngao, tếu táo, quen thuộc của con nít.
– Sử dụng kinh nghiệm trong dân gian. Đây là cách giải đố đơn giản mà hiệu nghiệm.
– Lời giải đố khiến tên sứ thần phải chịu thua, gây hứng thú cho người đọc. Lòng tự hào dân tộc là điều ai cũng nhận ra khi đọc đến sự kiện này.
d. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân :
– Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức dân gian vào cuộc sống.
– Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải góp phần giải quyết các hiện tượng, các vấn đề của thực tiễn.
Câu 2 :
a. – CĐT : còn đùa nghịch ở sau nhà.
– Bảng mô hình cấu tạo cụm động từ :
Phần trước (có thể vắng) : còn
Phần trung tâm : đùa nghịch
Phần sau (có thể vắng) : ở sau nhà
b.– dụ chỉ: lời vua truyền bảo.
– triều thần : quan lại trong triều đình.
Học tốt!