Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: 2.8. Văn bản “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”.
1. Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Trong truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, vị Thái y lệnh là người như thế nào?
3. Ở truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”, điều gì làm em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất trong những hành động của nhân vật Thái y lệnh họ Phạm?
4. Bài học được rút ra cho những người làm nghề y học hôm nay và mai sau là gì qua truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”?
5. Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1.Văn bản trên thuộc loại truyện trung đại viết bằng chữ Hán và được kể theo ngôi thứ 3
2.
– Ta thấy Thái y lệnh là người đức độ, có tầm lòng yêu thương người bệnh nghèo, quyết tâm cứu giúp bệnh nhân nguy kịch, không ngại nguy hiểm đến tính mạng của mình.
– Trong những hành động của ông, điều làm cho ta cảm phục và suy nghĩ chính là lựa chọn dứt khoát việc chữa bệnh cho người đàn bà nghèo nguy kịch chứ chưa chữa bệnh cho vị quý nhân ở trong cung. Vị Thái y lệnh sẵn sàng chấp nhận chịu tội, chịu chết chứ không để người bệnh chết. Ngoài tấm lòng vị lương y này còn có cả dũng khí.
3.Ông là người thầy thuốc tâm huyết, dành toàn bộ trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp cứu người. Ông luôn đặt mục đích cứu người lên trên hết, không kể họ giàu hay nghèo, dân thường hay quan lại. Đó là tấm gương về một người thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vi người bệnh.
Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Điều này thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
4.- Thương yêu, giúp đỡ người bệnh nghèo.
– Người bệnh nặng cần ưu tiên chữa trị, bất kể địa vị của họ như thế nào.
– Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.
5. Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y.
– Nhan đề chữ Hán là “Y thiện dụng tâm”. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tấm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc.
– Vậy nhan đề tác phẩm chính là sự nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1
Thuộc thể loại truyện trung đại.Ngôi thứ 3
2
Nhận xét về nhân vật Thái y: Ông là người thầy thuốc tâm huyết, dành toàn bộ trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp cứu người. Ông luôn đặt mục đích cứu người lên trên hết, không kể họ giàu hay nghèo, dân thường hay quan lại. Đó là tấm gương về một người thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái, hết lòng vì người bệnh.
3
Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Điều này thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
4
Qua tấm gương của người lương y Phạm Bân, ta có thể rút ra những bài học cho người thầy thuốc hôm nay và tương lai:
– Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi, vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
– Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh.
– Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình.
– Ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.
5
– Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y.
– Nhan đề chữ Hán là “Y thiện dụng tâm”. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tấm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc.
– Vậy nhan đề tác phẩm chính là sự nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.