Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 6 câu hỏi như sau: 1) Em hiểu truyện là gì ? Thể ký là gì ? Truyện và ký giống nhau ở điểm nào ?
2) ”Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng ”(Tô Hoài)
a) Chỉ ra thành phần câu trong câu trên
b) Tìm thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1)Truyện : Phần lớn dựa vào trí tưởng tượng của người viết dựa trên sự quan sát , tìm hiểu trong cuộc sống , thiên nhiên và xã hội . Có nhân vật và có cốt truyện và có lời kể .
Ký : Nó tái hiện hình ảnh , sự việc của đời sống . Sự việc của đời sống , cốt truyện , thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận của tác giả qua mắt thấy , tai nghe ,… Kí thường không có cốt truyện rõ ràng và có khi không có cả nhân vật .
Truyện và ký giống nhau ở điểm : – Đều thuộc kiểu văn tự sự .
– Có lời kể .
2) a) Chẳng bao lâu là Trạng ngữ , tôi là Chủ ngữ , đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng là Vị ngữ .
b) Thành phần bắt buộc phải có trong câu là Chủ ngữ và Vị ngữ : tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng .
Chúc bạn hok tốt!
Cho mik câu trả lời hay nhất nhé!
#Iloveyou
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1) Truyện: Phần lớn các tác phẩm truyện đều sử dụng nhiều trí tưởng tượng, óc sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống và thiên nhiên (nội dung trong truyện không hoàn toàn giống hệt như trong thực tế); có nhân vật, cốt truyện và lời kể.
– Kí: Chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống, cốt truyện thiên nhiên và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả từ những điều mắt thấy, tai nghe (chân thực với thực tế cuộc sống). Kí thường không có cốt truyện rõ ràng, thậm chí có khi không có cả nhân vật.
-Điểm giống nhau :Cả truyện và kí đều có nhân vật kể chuyện. Điều này cho thấy cả truyện và phần lớn thể kí đều thuộc loại hình tự sự.
2)a)-Thành phần chính là:
+ trạng ngữ chỉ thời gian : chẳng bao lâu
+chủ ngữ:tôi
+vị ngữ :đã trở thành….
b) thành phần bắt buộc : chủ ngữ và vị ngữ