Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 5 câu hỏi như sau: Có Ai biết Làm văn về tượng đài chiến thắng sông Lô mà chỉ có 100 chữ trở xuống tính cả đề bài
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Tháng 10 năm 1947, Chiến thắng Sông Lô
Khu vực dựng tượng đài Chiến thắng Sông Lô nằm trên núi Đồn ngay ngã ba sông Lô – sông Chảy có độ cao hơn hẳn so với một số quả đồi xung quanh. Phía Bắc là dòng sông Chảy có cây cầu Đoan Hùng bắc ngang dòng nước lững lờ trôi. Phía đông là vùng ngã ba sông hiền hòa thơ mộng. Phía Nam là hướng dòng sông Lô chảy xuôi về hạ lưu. Phía Tây là khu dân cư đông đúc của thị trấn Đoan Hùng . Trước Cách mạng tháng 8-1945 núi Đồn là đồn điền của thực dân Pháp. Khi phát xít Nhật đảo chính Pháp tháng 3-1945, địa điểm này trở thành nơi đồn trú của Nhật. Chính vì vậy mà nhân dân địa phương gọi là núi Đồn. Trong trận đánh lịch sử ngày 24 -10 – 1947, các chiến sỹ trung đội pháo 225 đã kéo ngược khẩu sơn pháo “lục tỉnh” lên tận đỉnh núi Đồn để bắn đuổi theo tàu giặc.
Năm 1987, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Chiến thắng Sông Lô và tượng đài Chiến thắng Sông Lô đã được xây dựng, ghi nhớ chiến công hiển hách của quân và dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung để làm nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ con cháu mai sau.
Toàn bộ khu vực di tích tượng đài có diện tích 19.300m2. Diện tích mặt bằng quy hoạch xây dựng trên đỉnh núi Đồn là 2.537,5m2. Quy hoạch di tích được tạo mặt bằng và kè đá mang hình cánh cung cao vút về phía trước trông giống như một con tàu đang lao tới phía dòng sông. Giữa trung tâm là tượng đài Chiến thắng Sông Lô đồ sộ vươn cao giữa trời mây, non nước. Đứng ở đây, có thể nhìn bao quát xung quanh cả một vùng rộng lớn của hợp lưu hai con sông Chảy- sông Lô. Tượng đài được xây dựng theo mẫu thiết kế của nhà điêu khắc quân đội Tạ Quang Bạo.
Đài chiến thắng mang hình tượng một ngọn lửa cháy bất diệt đang tỏa lên bầu trời nguồn năng lượng vô tận của Chiến thắng Sông Lô với chất liệu gò đồng. Thân đài được thiết kế rất nhiều góc cạnh đồ sộ và được ốp bằng những viên gạch nhám có màu hồng nhạt xếp khít với nhau. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu miêu tả Chiến thắng Sông Lô và khái quát một số nét tiêu biểu của truyền thống quê hương và con người Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đường nét nghệ thuật điêu khắc công phu được gắn với nhau vô cùng tinh tế.
Chiến thắng Sông Lô vang dội chính là kết quả, là biểu tượng cụ thể sinh động của những truyền thống quý báu đó. Đây là tác phẩm nghệ thuật tâm đắc nhất, công phu nhất và mang tính biểu đạt rất cao của nhà điêu khắc quân đội đã để lại cho hậu thế một công trình nghệ thuật có giá trị cho hậu thế.
Nhóm tượng chiến thắng sát với chân đài hướng về dòng sông Lô trong xanh đang hiền hòa trôi xuôi gồm 5 nhân vật tiêu biểu cho các thành phần, các lực lượng đã anh dũng tham gia chiến đấu làm nên Chiến thắng Sông Lô đã đi vào lịch sử oai hùng của dân tộc
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Cách đây gần 70 năm, vào ngày 25/10/1947, tại sông Lô, đoạn chảy qua xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng đã diễn ra nhiều trận chiến oai hùng mà đỉnh cao là chiến thắng Sông Lô lịch sử của quân dân ta trước thực dân Pháp. Đây là chiến thắng quan trọng, góp phần bẻ gãy một trong ba gọng kìm của quân địch tấn công lên chiến khu Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não cuộc kháng chiến của ta lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân dân ta khi đó đã chủ động xây dựng phòng tuyến, bố trí trận địa và anh dũng chiến đấu chặn đánh quân địch. Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô là công trình được xây dựng nhằm gợi nhắc tới chiến thắng anh hùng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong trận chiến kể trên.
Tượng đài chiến thắng Sông Lô tại núi Đồn, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng.
Tượng đài chiến thắng Sông Lô tọa lạc trên núi Đồn thuộc xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng. Phía dưới chân núi, hai dòng sông Lô – sông Chảy hợp lưu tại đây, tạo nên một vùng địa thế non nước hữu tình, đất đai trù phú. Đứng ở khu vực tượng đài, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy bát ngát dòng sông xanh, san sát những mái nhà, chòm xóm. Tượng đài chiến thắng Sông Lô được xây dựng từ năm 1987 với tổng diện tích quy hoạch lên tới 2.537 m2; bao gồm hai phần: tượng và đài. Hai bên tượng đài là hai biểu tượng thân tàu và những đợt sóng vút cao nhằm thể hiện hình tượng lịch sử: Con tàu chiến thắng chở sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam đang rẽ sóng ra khơi theo dòng chảy của lịch sử.
Đài cao 26m bên cạnh nhóm tượng cao 7m được làm bằng chất liệu bê tông, cốt thép,bên ngoài sơn màu giả đồng. Đài chiến thắng mang hình tượng ngọn lửa, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và sự tồn tại trường tồn của chiến thắng sông Lô; thân đài được thiết kế góc cạnh đồ sộ và được ốp đá ghép khít với nhau. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu bằng gốm miêu tả chiến thắng Sông Lô và khái quát một số nét đặc trưng trong đời sống của con người vùng đất Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu kể trên đều là một tác phẩm nghệ thuật được điêu khắc tinh tế, công phu. Nhóm tượng chiến thắng sát ngay chân đài, mặt tượng hướng về dòng sông Lô trong xanh gồm 5 nhân vật tiêu biểu cho các thành phần, lực lượng đã anh dùng tham gia chiến đấu làm nên chiến thắng Sông Lô. Mỗi pho tượng lại được khắc họa dáng đứng và có thần thái khác nhau; có pho tượng chiến sĩ trong tư thế hiên ngang giơ cao khẩu súng, trên mình mặc áo trấn thủ, sau lưng vác bao gạo, chân đi dép cao su; có pho tượng người chiến sĩ hai tay nắm chắc khẩu súng trường trong tư thế sẵn sàng chiến đấu; pho tượng ở giữa là hình ảnh một nữ du kích người dân tộc, đầu chít khăn, tay cầm gậy, tầm mắt nhìn ra xa sẵn sàng chiến đấu; cũng có pho tượng người chiến sĩ đứng bên khẩu pháo, giơ cao mũ vẫy chào, áo phanh trần bay trong gió để lộ lồng ngực trần khoẻ mạnh tràn đầy sức sống… Những pho tượng kể trên đã khắc hoạ sinh động dáng hình lịch sử của những con người đã làm nên chiến thắng Sông Lô, mang hơi thở của những năm tháng chiến đấu hào hùng truyền lưu lại cho hậu thế một cách trọn vẹn, chân thực.
Bao nhiêu năm đã trôi qua, những thế hệ người dân sinh ra và lớn lên, gắn bó với mảnh đất oai hùng này đều mang trong mình một niềm tự hào to lớn mỗi khi nhắc tới chiến thắng vang dội của cha ông xưa kia. Trong ánh mắt của họ, tượng đài chiến thắng Sông Lô không chỉ là công trình vinh danh và ca ngợi chiến thắng Sông Lô mà còn là minh chứng cho sự kiên cường của cha ông đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, mỗi thế hệ sinh ra nối tiếp trên mảnh đất này đều được giáo dục sâu sắc về truyền thống hào hùng, lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ đi trước, qua đó, vun đắp từng ngày trong lòng của mỗi người dân nơi đây về ý thức trách nhiệm và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước.
Trải theo thời gian, chính quyền và nhân dân xã Chí Đám nói riêng, huyện Đoan Hùng nói chung luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ, tu sửa, cải tạo công trình tượng đài chiến thắng Sông Lô cho xứng tầm với di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ( được công nhận theo quyết định 2890/ VH-QĐ ngày 27 tháng 9 năm 1997 của Bộ VH –TT, nay là Bộ VH,TT & DL); là nơi nhân dân khắp mọi miền đất nước tới chiêm ngưỡng và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc.