fbpx

Tổng hợp Lớp 12: Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lí :” từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng từ tư duy trừu trượng đ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 12 câu hỏi như sau: Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lí :” từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng từ tư duy trừu trượng đến thực tiễn “


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Hãy cảm ơn, vote 5 sao và bình chọn là câu trả lời hay nhất nếu thấy hay nhé!!!

a) Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.

Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý (tức là phản ánh đúng đắn đối với hiệt thực khách quan) là một quá trình. Đó lá quá trình bắt đầu từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính). Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức. Đây cũng chính là quy luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan.

– Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người, trong hoạt động thực tiễn, sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan, mang tính chất cụ thể, với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người. Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, trong hiện thực khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật, nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được. Do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cám giác, tri giác và biểu tượng.

Cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của các quá trình nhận thức, nhưng nếu không có nó thì sẽ không thể có bất cứ nhận thức nào về sự vật, hiện tượng khách quan. Mỗi cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan đều có một nội dung khách quan, mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.

Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện tượng khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật, hiện tượng. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan.

Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức lạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, nó có tính chất liên tưởng về hình thức bên ngoài, bởi thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, hiện tượng. Đó là tiền đề của những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính.

Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan để nhờ đó nhận thức có thể lý giải được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoại động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan.

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan, Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).

Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng hay một lớp các sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật, hiện tượng khách quan.

Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.

Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về thực tại khách quan.

Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng. Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc lôgích của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể).

–   Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về với thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức, V.V.. Quá trình này lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sấc hơn về thực tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức của con người trong quá trình phản ánh thực tế khách quan. Quy luật chung của sự nhận thức cũng là một sự biểu hiện cụ thể, sinh động của những quy luật chung trong phép biện chứng duy vật: quy luật phủ định của phủ định, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự vận động của quy luật chung trong quá trình vận động, phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần tới chân lý.

b)                                       Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn

–                                      Khái niệm chân lý

Mọi quá trình nhận thức đều dẫn tới sự sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con người về thực tại khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tại khách quan, bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tại khách quan đó. Thực tế lịch sử nhận thức của toàn nhân loại cũng như của mỗi con người đã chứng minh rằng, những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế khách quan; trái lại, có rất nhiều trường hợp không phù hợp, thậm chí hoàn toàn đối lập với thực tế khách quan.

Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

Theo nghĩa đó, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết. Đồng thời, chân lý cũng là một quá trình. Theo V.I.Lênin: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư tưởng (= con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động” .

– Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.

Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận thức; trái lại nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng con người nhận thức được thế giới đó.

Chân lý không chỉ có tính khách quan mà còn có tính tuyệt đối và tính tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượngđược phản ánh. Do đó, chân lý có tính tương đối.

Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.

Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tuơng đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. V.I.Lênin viết: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ảnh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”

Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và trong hành động. Nếu cường điệu tính tuyệt đối của chân lý, hạ thấp tính tương đối của nó sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối của nó sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết bẩt khả tri.

Ngoài tính khách quan, tính tuyệt đối và tính tương đối, chân lý còn có tính cụ thể. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể, xác định. Nội dung đó không phái là sự trừu tượng thuần túy, thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử – cụ thể, tức là có tính cụ thể. Nếu thoát ly những điều kiện lịch sử – cụ thể thì những tri thức được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế, nó không phải là những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính này, V.I.Lênin đã khẳng định: “không có chân ly trừu tượng”, “chân lý luôn luôn là cụ thể”. Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoại động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể; phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử – cụ thể mà vận dụng những lý luận chung cho phù hợp. Theo V.I.Lênin: bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thế mỗi tình hình cụ thể; rằng phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thể nhất định.

–               Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lỷ là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

a) Quan điểm của V.I.Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan.

Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý (tức là phản ánh đúng đắn đối với hiệt thực khách quan) là một quá trình. Đó lá quá trình bắt đầu từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính). Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức. Đây cũng chính là quy luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan.

– Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người, trong hoạt động thực tiễn, sử dụng các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan, mang tính chất cụ thể, với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người. Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, trong hiện thực khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật, nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được. Do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cám giác, tri giác và biểu tượng.

Cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của các quá trình nhận thức, nhưng nếu không có nó thì sẽ không thể có bất cứ nhận thức nào về sự vật, hiện tượng khách quan. Mỗi cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan đều có một nội dung khách quan, mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.

Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện tượng khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật, hiện tượng. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bên ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan.

Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật, hiện tượng khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức lạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Đặc điểm của biểu tượng là có khả năng tái hiện những hình ảnh mang tính chất biểu trưng về sự vật, hiện tượng khách quan, nó có tính chất liên tưởng về hình thức bên ngoài, bởi thế nó bắt đầu có tính chất của những sự trừu tượng hóa về sự vật, hiện tượng. Đó là tiền đề của những sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính.

Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan để nhờ đó nhận thức có thể lý giải được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoại động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan.

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan, Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).

Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng hay một lớp các sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy về sự vật, hiện tượng khách quan.

Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.

Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về thực tại khách quan.

Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng. Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc lôgích của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể).

–   Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính với thực tiễn

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức. Trên thực tế, chúng thường diễn ra đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, song chúng có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, nhờ có tính khái quát cao, lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phải trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn.

Như vậy, có thể thấy quy luật chung, có tính chu kỳ lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về với thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức, V.V.. Quá trình này lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn và sâu sấc hơn về thực tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức của con người trong quá trình phản ánh thực tế khách quan. Quy luật chung của sự nhận thức cũng là một sự biểu hiện cụ thể, sinh động của những quy luật chung trong phép biện chứng duy vật: quy luật phủ định của phủ định, quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự vận động của quy luật chung trong quá trình vận động, phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần tới chân lý.

b)                                       Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn

–                                      Khái niệm chân lý

Mọi quá trình nhận thức đều dẫn tới sự sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con người về thực tại khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tại khách quan, bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tại khách quan đó. Thực tế lịch sử nhận thức của toàn nhân loại cũng như của mỗi con người đã chứng minh rằng, những tri thức mà con người đã và đang đạt được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế khách quan; trái lại, có rất nhiều trường hợp không phù hợp, thậm chí hoàn toàn đối lập với thực tế khách quan.

Trong phạm vi lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

Theo nghĩa đó, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức, cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết. Đồng thời, chân lý cũng là một quá trình. Theo V.I.Lênin: “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư tưởng (= con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im chết cứng, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động” .

– Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.

Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực tế khách quan chứ không phải ngược lại. Điều đó có nghĩa là nội dung của những tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn ở trong nhận thức; trái lại nội dung đó thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng con người nhận thức được thế giới đó.

Chân lý không chỉ có tính khách quan mà còn có tính tuyệt đối và tính tương đối. Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối. Bởi vì, trong thế giới khách quan không tồn tại một sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức được. Khả năng đó trong quá trình phát triển là vô hạn. Song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượngđược phản ánh. Do đó, chân lý có tính tương đối.

Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh. Điều đó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh chỉ mới đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, một số khía cạnh nào đó trong những điều kiện nhất định.

Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tuơng đối. Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. V.I.Lênin viết: “Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý tương đối là những phản ảnh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối”

Nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán và khắc phục những sai lầm cực đoan trong nhận thức và trong hành động. Nếu cường điệu tính tuyệt đối của chân lý, hạ thấp tính tương đối của nó sẽ rơi vào quan điểm siêu hình, chủ nghĩa giáo điều, bệnh bảo thủ, trì trệ. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính tương đối của chân lý, hạ thấp vai trò của tính tuyệt đối của nó sẽ rơi vào chủ nghĩa tương đối. Từ đó dẫn đến chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa xét lại, thuật ngụy biện, thuyết hoài nghi và thuyết bẩt khả tri.

Ngoài tính khách quan, tính tuyệt đối và tính tương đối, chân lý còn có tính cụ thể. Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử – cụ thể. Điều đó có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có một nội dung cụ thể, xác định. Nội dung đó không phái là sự trừu tượng thuần túy, thoát ly hiện thực mà nó luôn luôn gắn liền với một đối tượng xác định, diễn ra trong một không gian, thời gian hay một hoàn cảnh nào đó, trong một mối liên hệ, quan hệ cụ thể. Vì vậy, bất kỳ chân lý nào cũng gắn liền với những điều kiện lịch sử – cụ thể, tức là có tính cụ thể. Nếu thoát ly những điều kiện lịch sử – cụ thể thì những tri thức được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần túy. Vì thế, nó không phải là những tri thức đúng đắn và không được coi là chân lý. Khi nhấn mạnh đặc tính này, V.I.Lênin đã khẳng định: “không có chân ly trừu tượng”, “chân lý luôn luôn là cụ thể”. Việc nắm vững nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có một ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong hoại động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Nó đòi hỏi khi xem xét, đánh giá mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi việc làm của con người phải dựa trên quan điểm lịch sử – cụ thể; phải xuất phát từ những điều kiện lịch sử – cụ thể mà vận dụng những lý luận chung cho phù hợp. Theo V.I.Lênin: bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thế mỗi tình hình cụ thể; rằng phương pháp của Mác trước hết là xem xét nội dung khách quan của quá trình lịch sử trong một thời điểm cụ thể nhất định.

–               Vai trò của chân lý đối với thực tiễn

Để sinh tồn và phát triển, con người phải tiến hành những hoạt động thực tiễn. Đó là các hoạt động cải biến môi trường tự nhiên và xã hội đồng thời cũng qua đó con người thực hiện một cách tự giác hay không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển chính bản thân mình. Chính quá trình này đã làm phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của con người. Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong chính hoạt động thực tiễn của mình. Vì vậy, chân lỷ là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chân lý và hoạt động thực tiễn là mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn: chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn để đạt được chân lý, phải coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai