Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt, bờ đê sụt lở
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về…
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề
Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
( Trích “Khóc giữa chiêm bao”, Vương Trọng)
Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ sau:
Dù tiếng lòng con chẳng thể nào vang vọng
Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Câu 3. Anh/chị hiểu dòng thơ sau như thế nào ?
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn
Câu 4. Thông điệp mà anh( chị) tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì?Nêu lí do chọn thông điệp đó.
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện năm khốn khó trong đoạn trích là : đồng lụt, bờ đê sụt lở, mẹ gánh gồng,anh em chịu đói, không có gì nấu
2.Biện pháp ẩn dụ : vuông đất mẹ là ẩn dụ cho việc người mẹ đã mất, đã mãi mãi nằm lại với quê hương
– Tác dụng : cho thấy tình cảm nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động của nhà thơ khi chiêm bao thấy hình ảnh cả gia đình khốn khó năm xưa và nghĩ tới việc mẹ giờ đã mãi mãi ra đi.
3. Câu thơ có nghĩa là mẹ là người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả, phải gánh gồng sớm khuya để làm lụng nuôi con khôn lớn.
4. Thông điệp : tình cảm gia đình là tình cảm vô cùng cao đẹp và thiêng liêng.Vì thế hãy trân trọng gia đình, nhất là trân trọng mẹ , kể cả trong những thời kì khốn khó nhất thì những kỉ niệm về gia đình vẫn rất đỗi thiêng liêng.
– Em chọn thông điệp này là thông điệp ý nghĩa nhất bởi vì đối với mỗi con người, dù chúng ta có đi tới đâu, thành công đến mức nào thì chúng ta vẫn không bao giờ có thẻ phủ nhận và quên đi cội nguồn của mình, đó là gia đình.
NLXH
Hellen Killer đã từng tâm sự trong cuốn sách của mình :”Tôi đã khóc vì không có giày để đi, cho đến khi nhìn thấy người khác không có chân để đi giày”. Bạn thấy đáy, lời tâm sự của bà đã thức tỉnh rất nhiều gnuowif trong số chúng ta. Thông thường trong cuộc sống, chúng ta hay tự trách cứ bản thân, than trời , kêu đất rằng sao mình khổ quá, mình không bằng người ta nhưng chưa bao giờ chúng ta tự nhìn lại mình để thấy rằng cuộc sống mà mình đang than trách kia lại là niềm mơ ước của rất nhiều người. Chúng ta than trách rằng mình không có quần áo đẹp để mặc ư trong khi đó ngoài kia có biết bao người chỉ ước rằng có quần áo lành lặn để mặc. Chúng ta khóc lóc, trách sao bố mẹ không mua cho con được một chiếc đồng hồ đắt tiền như bạn, trong khí đó ngoài kia có những người chẳng dám ước mơ tới điều đó, họ chỉ ước rằng mình có thể được đi học, được biết con chữ như bạn bè. Bạn thấy đấy, có những thứ tưởng chừng như vô nghĩa với mình nhưng lại là khát khao của biết bao người khác. Chính vì thế, mỗi chúng ta hãy học cách biết chấp nhận những gì mình đang có và cảm thấy hạnh phúc vì mình đã có được những điều ý nghĩa ấy. Một lúc nào đó khi nhìn nhận lại bạn mới thực sự thấy rằng những gì mình đang có đáng quý biết nhường nào, đặc biệt là tình cảm gia đình. Trên đời này không thiếu gì tình cảm cao đẹp nhưng sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái là sự hi sinh lớn lao và cao cả nhất . Cha mẹ là người đã sinh ra ta, không những vậy, họ còn nuôi dạy và chỉ bảo ta lớn khôn thành người. Cha mẹ là người có thể làm tất cả vì con cái, thậm chí là nhịn ăn, nhịn mặc để con được miếng ăn ngon, quần áo mặc đầy đủ. Cả cuộc đời họ không tiếc gì vì con cái hết. Cho con được bao nhiêu, họ sẵn sàng cho hết, thậm chí dẫu có phả hi sinh tính mạng của mình họ cũng không quản ngại. Thế mới biết tình cảm của cha mẹ lớn lao đến nhường nào. Vì thế, phận làm con phải có trách nhiệm yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ. Đồng thời hãy trân trọng những phút giây ý nghĩa bên gia đình bởi gia đình chính là tài ản quý giá nhất mà mỗi người may mắn có được.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1, Những từ ngữ gợi ra sự khốn khó trong đoạn trích là: đồng sau lụt, bờ đê sụt lở (hình ảnh của thiên tai gây mất mùa, đói kém); chịu đói suốt ngày tròn, có gì nấu đâu mà nhóm lửa (cảnh nhịn đói của người dân khi mất mùa).
2, Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh. Tác giả không nói trực tiếp về sự ra đi của người mẹ kính yêu của mình mà đã nói giảm nói tránh đi qua hình ảnh “vuông đất mẹ nằm” để thể hiện sự kính trọng, đồng thời giảm bớt sự đau thương của mình đối với người mẹ yêu dấu đã mất
3, Hình ảnh thơ trong câu thơ “Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn” là một hình ảnh thơ đặc sắc. Đầu tiên, em cảm nhận được sự vất vả, lam lũ, cần cù, chịu thương chịu khó của người mẹ trong văn bản nói chung và những người phụ nữ VN nói riêng. Hình ảnh của họ với đôi quang gánh trĩu nặng trên vai, gánh vác bao lo toan nhọc nhằn mưu sinh cho gia đình. Và sự vất vả ấy kéo dài từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn. Từ “xộc xệch” là từ láy đặc sắc có hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là chỉ sự lam lũ, vất vả đến không kịp chỉnh sửa áo quần của người mẹ, hai là gợi sự xúc động tột cùng của tác giả khi nghĩ về mẹ, nghĩ về những tháng ngày vất vả đó đến nỗi mà bức tranh trong tâm trí rung lên, tưởng như xộc xệch.
4,
Thông điệp mà em thấy tâm đắc nhất đó chính là tình cảm, sự kính trọng của tác giả đối với người mẹ của mình. Mẹ của tác giả giờ đã ra đi nhưng người mẹ vẫn luôn sống mãi trong tâm trí của người con. Trong cuộc sống, cha mẹ nào cũng rất yêu thương con cái mình và luôn cố gắng dành cho mình những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất trong khả năng của mình.