fbpx

Ngữ văn Lớp 12: Phân tích màn độc thoại của trương ba trước khi đối thoại với xác hàng thịt Phân tích màn độc thoại của trương ba trước khi đối thoại v

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Phân tích màn độc thoại của trương ba trước khi đối thoại với xác hàng thịt
Phân tích màn độc thoại của trương ba trước khi đối thoại với người thân trong gia đình


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Em tham khảo nhé

Câu 1:

       Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê gốc ở Đà Năng, sinh tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1978 cho đến khi mất, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu. Lưu Quang Vũ qua đời cùng vợ con trong một tai nạn giao thông thảm khốc, giữa lúc tài năng đang chín rộ. ông được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại, là người có công lớn góp phần vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dần chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ, được tác giả hoàn thành năm 1984, công diễn lần đầu năm 1987. Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, đặt vấn đề về lẽ sống con người qua nỗi khổ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, qua mâu thuẫn cực độ giữa hồn và xác, vở kịch chứa đựng những vấn đề triết lí nhân sinh: sống nhờ, sống giả, sống không phải là mình, đó là bi kịch lớn nhất của một con người. Để chuyển tải triết lí nhân sinh cao cả ấy, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lên cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt mang đầy tính ẩn dụ sâu sắc.

       Ông Trương Ba là một người làm vườn, khoảng 50 tuổi, sống trung thực, ngay thẳng và giỏi đánh cờ. Tính tình ông nhân hậu, sống chan hòa với mọi người. Chỉ vì do sự cẩu thả và tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu trên thiên đình mà ông Trương Ba phải chết oan. Tiên cờ Đế Thích bực bội và vì tiếc một người có tài chơi cờ nên đã hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa mới chết một ngày. Hồn Trương Ba từ đó sống trong thân xác của anh hàng thịt. Ai cũng ngỡ đó là cách giải quyết thuận lợi cho Trương Ba, để cho con người hiền lành này tiếp tuc sống êm ấm trong gia đình mình. Nhưng trớ trêu thay, chính sự tái sinh trong xác người khác lại là điều bất hạnh của Trương Ba. Trong chính gia đình mình, ông bị người thân chê trách, xa lánh và coi thường. Hồn Trương Ba bị dồn vào sự đau khổ nhất: tự mình ý thức được sự tha hóa của mình, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng mà không dạy dỗ được,… Tất cả những điều đó đã khiến ông không thể chịu đựng được nữa, không thể khuất phục trước thể xác, trước những cái xấu xa và tự đánh mất mình. Hồn Trương Ba không thể sống chung với xác anh hàng thịt, tách ra khỏi thân xác để tranh luận.

Cuộc tranh luận giữa một bên là hồn, một bên là xác diễn ra rất dữ dội và không có sự thỏa hiệp. Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba thấy đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được hơn nữa. Xác hàng thịt muốn khẳng định, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình: Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Xác tìm cách thỏa hiệp bằng cách nêu cụ thể những nhu cầu tự nhiên mang tính bản năng của con người: Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng nực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì… […] Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì ? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao ? … Còn hồn Trương Ba lại phủ nhận vai trò của thể xác mà khẳng định sự thanh sạch của tâm hồn khác xa với những thủ tục thấp hèn khác: Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc {. .] Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt; Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn… Lí lẽ của đôi bên đưa ra có những điểm đúng đắn khó bề bác bỏ khiến việc thắng bại không thể nào giải quyết được một cách nhanh chóng, đơn giản.

Do phải sống nhờ thể xác của anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của thể xác. Đáng sợ hơn, linh hồn Trương Ba dần bị nhiễm những thứ tầm thường của xác anh hàng thịt. Ý thức được điều đó, linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích nên đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ve vãn hồn Trương Ba thỏa hiệp với mình vì theo xác hàng thịt thì chẳng còn cách nào khác, cả hai đã hòa vào nhau làm một rồi. Trước những lí lẽ ti tiện của xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ, mắng mỏ xác hèn hạ nhưng đồng thời cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh mà mình đang lâm vào, đành nhập trở lại xác thịt trong tuyệt vọng.

Xây dựng hai nhân vật đặc biệt này, Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp đối lập để tô đậm sự khác nhau cơ bản giữa hồn người này và xác người kia. Ông Trương Ba vốn là một người làm vườn chất phác, hiền lành, nho nhã. Hồn của Trương Ba biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức. Hồn là phần chân chính của mỗi con người. Ngược lại, anh hàng thịt với thân xác vạm vỡ, kềnh càng, thô lỗ,… biểu tượng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục. Đây thực ra là một ẩn dụ, xác anh hàng thịt ẩn dụ về thể xác con người, còn hồn Trương Ba ẩn dụ về linh hồn của con người. Tác giả đã sáng tạo ra một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn, gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc: con người không thể sống không là mình, không thể sống giả dối hay vay mượn cuộc sống của người khác. Con người không chỉ sống bằng thế xác và còn phải sống bằng linh hồn, tình cảm,… Độ vênh của linh hồn và thể xác sẽ là bi kịch.

       Cuộc đối thoại giữa hồn và xác chính là xung đột diễn ra trong bản thân nhân vật, hai phần trong một con người. Giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba có sự đối lập giữa nhiều yếu tố như tốt – xấu, thanh cao – phàm tục, bản năng – lí trí,… Qua đây, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định: không gì hạnh phúc bằng khi được sống đúng là mình, sống với những gì mình đã có. Như thế cuộc đời sẽ thanh thản, nhẹ nhàng và ý nghĩa biết bao. Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được trở về đúng bản chất của mình, được sống trong một cơ thể thống nhất

Câu 2:

        Nỗi đau khổ tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân:
 Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được… còn hơn là thế này” bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng cảm nhận được: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trươm Ba làm vườn ngày xưa”.Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ, nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bán thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi cỏ vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vỏ tôt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm nế nào, thầy ơi?” thì dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.

   Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta tại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn :ách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần! Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông.. Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông bao nhiêu thì bây giờ nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “tò bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man ý cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt “ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! lão đồ tể, cút đi!”.
Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thây thương bố chồng trong tình cành trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm ukhổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó. Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhoà mờ dần đi. đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…

Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bán thân mình cứ lớn dần… lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi cỏ vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vỏ tôt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm nế nào, thầy ơi?” thì dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.

   Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ… Nhưng lẽ nào ta tại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn :ách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần! Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.



Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai