Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Phân tích và nêu cảm nhận về hai khổ thơ đầu bài thơ Việt Bắc
M.n viết chứ đừng sao chép mạng nha, cám ơn trước ạ
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Em tham khỏa nhé.
MB: – Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.
– Giới thiệu nội dung 2 đoạn thơ đầu : cuộc chia tay đầy lưu luyến của người chiến sĩ về xuôi với người dân Việt Bắc.
TB : Phân tích 8 câu thơ đầu :
Bốn câu thơ đầu: là lời của những người ở lại – nhân dân Việt Bắc.
+ Điệp cấu trúc câu: “Mình về mình có nhớ ta?”, “Mình về mình có nhớ không?”.
+ Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự day dứt khôn nguôi.
+ “Mười lăm năm ấy” gợi tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi.
+ Những hình ảnh “cây”, “núi”, “sông”, “nguồn” quen thuộc gợi nhắc lối sống ân nghĩa thủy chung.
→ Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ tràn đầy cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của đồng bào Việt Bắc.
– Bốn câu thơ sau là lời của người đi – các cán bộ chiến sĩ cách mạng.
+ Đại từ “ai” ngân vang cùng sự “tha thiết” đã nhấn mạnh vào tình cảm, cảm xúc đặc biệt.
+ Những tính từ miêu tả cảm xúc như “bâng khuâng”, “bồn chồn”.
+ Tất cả mọi cảm xúc dường như nén lại: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
– Giọng điệu tâm tình được tạo nên bởi nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc
+ Sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và linh hoạt thể thơ lục bát – thể thơ dân tộc.
+ Kết cấu bài thơ được kiến tạo theo lối đối đáp giao duyên qua cặp đại từ “mình – ta”
KB : – Cảm nhận của bản thân về cuộc chia tay đầy lưu luyến ấy.
– Khẳng định giá trị của tác phẩm
* Bài viết tham khảo
Tố Hữu được xem như là lá cờ đầu của cách mạng Việt Nam. Chặng đường cách mạng và chặng đường thơ ca của Tố Hữu luôn song hành. Việt Bắc là tác phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về kháng chiến và con người kháng chiến. Đặc biệt trong tác phẩm , hai khổ thơ đầu đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về cuộc chia tay đầy lưu luyến của người chiến sĩ về xuôi với người dân Việt Bắc.
Tác phẩm Việt Bắc được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc. Các cơ quan trung ương cuả chính phủ rời Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Đây là lúc giao thời giữa lịch sử và lòng người. Trong không khí hân hoan của cuộc sống mới, nhà thơ đã tự hỏi có khi nào tao đã quên đi cuộc kháng chiến vĩ đại và niềm vui ở thực tại và lãng quên quần chúng kháng chiến đã hi sinh xương máu và cách mạnh. Vì vậy, bài thơ ra đời như một khúc hát ân tình thủy chung thể hiện lòng biết ơn của tác giả với mảnh đất và con người Việt Bắc, nơi đã che chở cho cách mạng suốt những năm tháng trường kì chống Pháp.
Trích đoạn viết về một sự kiện mang tầm lịch sữ nhưng Tố Hữu đã lựa chọn cách mở đầu bằng một cuộc đối đáp mang âm tưởng dân ca và cách xưng hô “mình – ta” ngọt ngào đầm thấm. Câu chuyện ân tình cách mạng đã được tố Hữu khéo léo thể hiện như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau đoạn thơ mở ra khung cảnh chí tay với tâm trạng buân khuâng lưu luyến của ẻ ở với người đi.
“Mình về mình có như ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặng nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”.
Với kết cấu theo lối đối đáp giao duyên, đoạn thơ miêu tả cuộc chia tay giữa người Việt Bắc và cáng bộ kháng chiến. Người ở lại lên tiếng trước, gợi nhắc những kĩ niệm đã từng gắn bó. Câu thơ sử dụng cập đại từ xưng hô “mình – ta” mang đậm chất dân gian, gợi liên tưởng đến những bài ca dao:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ”
hay:
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Hoặc
“Mình nhớ ta như là cá nhớ muối
Ta nhớ mình như chú cuội nhớ trăng”
Trong đoạn thơ cặp đại từ “mình – ta” được nhắc lại nhiều lần là một thư pháp nghệ thuật độc đáo vừa khơi gọi tâm trạng, vừa khắc sau tình của của kẻ ở người về câu hỏi tu từ “mình có nhớ ta, mình có nhớ không” khẳng định tình cảm gắn bó sâu nặng mà người Việt Bắc dành cho cán bộ kháng chiến. Các từ ngữ “thiết tha, mặng nồng” càng khắc sâu thêm tình cảm mặn mà, sự gắn kết đậm sâu không bao giờ đổi thay.
Người Việt Bắc gợi nhắc tới “mười lắm năm ấy” chính là khoảng thời gian mà người Việt Bắc và cán bộ kháng chiến cùng đồng cam cộng khổ kể từ ngày dầu tiên khi căn cứ địa kháng chiến được thành lập đến khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu thơ mang dáng dấp một câu Kiều “mười lăm năm” bằng thời gian Kim – Kiều xa cách nhưng vẫn luôn thương nhớ đợi chờ vad biết bao nghĩa tình:
“Những là rầy ước mai ao
Mười lắm năm ấy biết bao nhiêu tình”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Câu thơ “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” gợi liên tưởng đến triếc lý dân gian “uống nước nhớ nguồn”, vừa chứa đựng tình cảm lưu luyến, vừa bao hàm với lời dặn dò kín đáo: Đừng quên Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, cũng là cội nguồn của chiến thắng. Âm hưởng câu thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, rất gần gủi vói câu ca dao:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”.
Tình cảm của người cán bộ về xuôi và nhân dân Việt Bắc là tình cảm thiêng liêng. Tình cảm ấy sẽ không bao giờ phai mờ. Người đi, kẻ ở chỉ non, chỉ núi để nhắc nhở nhau về nghĩa tình của mười lăm năm gắn bó. Đó đâu chỉ là lời nhắc nhở mà là lời thề thủy chung, mãi mãi không bao giờ lãng quên.
Lời thề ấy chứa đựng biết bao tấm lòng mong mỏi một ngày đất nước được giải phóng, non sông liền một dải để người miền xuôi, kẻ miền ngược còn có dịp gặp gỡ. Lời thề ấy ghi khắc trong lòng con người nghĩa tình thiêng liêng, bất diệt của tình quân dân như cá nước. Chính đó là sức mạnh nguồn cội làm nên những chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Tố Hữu đã tài tình gói gọn tình cảm ấy trong bốn câu thơ này.
Đến khổ thơ thứ hai, đó là tiếng lòng của người cán bộ về xuôi. Người ra đi tuy không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại trong lòng bồi hồi lưu luyến không nỡ rời xa:
“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
Các từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đã diễn tả tình cảm thấm thiết của cán bộ cách mạng đối với người Việt Bắc. Từ láy “bâng khuâng” đã nhấn mạnh trạng thái tâm hồn đầy nui tiếc, trong lòng nôn nao, trông ngóng không yên.
Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” chỉ trang phục đặc trưng truyền thống của người dân Việt Bắc đồng thời màu áo chàm còn tượng trung cho phẩm chất con người Việt Bắc giản dị, mộc mạc mà thấm được ân tình đoạn thơ gợi lên cảm nhận toàn dân Việt Bắc đều ân cần tuyể đưa những người cán bộ kháng chiến về xuôi. Tình cảm lớn lai ấy khiến người ra đi càng xúc động ngậm ngùi.
Bao nhiêu nhớ thương của kẽ ở người về dồn cả trong thơ giầu sức biểu cảm: “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” . Từ chỉ “cầm tay” nói lên tình cảm chân tình quyến luyến không nỡ chia xa. Cụm từ “biết nói gì hôm nay” diễn tả tâm trạng xúc động nghẹn ngào không nói thành lời khi nghĩa tình quá sâu nặng.
Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát truyền thống giầu nhạc điệu, đại từng xưng hô mình ta, giộng điệu thơ tâm tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc. Đoạn thơ chính là khúc dạo đầu của bản tình ca cách mạng. Tố Hữu đã mượn lời người ở lại hỏi người ra đi để nhắc nhở mọi người cũng chính là tự nhắc nhở chính mình nhớ lấy dạo lý “uống nước nhớ nguồn” vốn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Bạn tham khảo nhé