Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Vì sao nói chủ nghĩa yêu nước là đặc điểm của Văn học trung đại Việt Nam nói riêng và Văn học dân tộc nói chung. (1 bài văn, mở bài, thân bài kết bài)
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
I. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận và làm rõ.
– Nêu lên vấn đề.
II. Thân bài
1. Giải thích “chủ nghĩa yêu nước” là gì? Nó đã được thể hiện vô cùng rõ nét trong nền Văn học trung đại Việt Nam nói riêng cũng như trong nền Văn học dân tộc nói chung.
2. Lí giải, làm rõ vấn đề
* Văn học dân tộc:
Làm rõ qua bốn giai đoạn phát triển:
a. Giai đoạn thứ nhất: từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
+ Về lịch sử: Nước ta thoát khỏi hơn một nghìn năm Bắc thuộc, bước vào thời kì độc lập, tự chủ dưới chế độ phong kiến.
+ Về văn học: Nền văn học viết ra đời là một bước ngoặt lớn trong tiến trình lịch sử văn học của dân tộc. Chữ Hán được sử dụng cho sáng tác văn học viết ở thời kì đầu, đến cuối thế kỉ XIII thì có thêm chữ Nôm. Những người sáng tác văn chương là vua, quan, nhà nho, nhà sư. Ban đầu, các thể loại của văn học viết được tiếp thu từ nền văn học của Trung Quốc, về sau có thêm một số thể loại mang nguồn gốc dân tộc như thơ lục bát, song thất lục bát,…
Các tác giả, tác phẩm tiểu biểu của giai đoạn này là: Vận nước (Quốc Tộ) của nhà sư Đỗ Pháp Thuận (915-990), Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) viết năm 1010 của vua Lí Thái Tổ, Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) tương truyền là của Lí Thường Kiệt.
Đến thời Trần, dòng thơ yêu nước tiếp tục phát triển. Tác phẩm tiêu biểu có Hịch tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải,…
Sang thế kỉ XV, nền văn học viết tiếp tục phát triển và có những thành tựu rất đáng kể là: Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn. Thơ văn Nguyễn Trãi cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, được coi là tiêu biểu nhất của thế kỉ XV.
b. Giai đoạn thứ hai: từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII
+ Về lịch sử: Giai đoạn hơn hai thế kỉ này đất nước không bị ngoại xâm đe doạ, nhưng sự tranh giành quyền lực bằng những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Mạc và sau đó là Trịnh – Nguyễn đã làm cho đất nước bị phân xẻ và cũng làm suy yếu dần chế độ phong kiến tập quyền.
+ Về văn học: Thời kì này vẫn tiếp tục phát triển với cảm hứng yêu nước nhưng thiên về khai thác lịch sử dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến là Thiên Nam ngữ lục – một bản diễn ca về lịch sử đất nước bằng thơ lục bát; Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn về những truyện lạ được lưu truyền) của Nguyễn Dữ. Tác giả tiêu biểu của giai đoạn này phải kể đến là Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông được coi là “cây cao bóng cả” của thế kỉ XVI với sự tổng hợp cao của Nho giáo, Đạo giáo và văn hoá dân tộc trong các sáng tác văn học.
c. Giai đoạn thứ ba: từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX
+ Về lịch sử: Đây là giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng nhà Tây Sơn đã nhanh chóng thất bại. Nhà Nguyễn lên nắm quyền và thiết lập một chế độ phong kiến cực kì bảo thủ.
+ Về văn học: Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong mười thế kỉ của văn học trung đại nước ta. Thơ văn viết bằng chữ Hán, viết bằng chữ Nôm đều rất phát triển và đều đạt được những thành tựu to lớn. Nội dung văn học khá phong phú, đa dạng. Cảm hứng về đất nước, về dân tộc và đặc biệt là cảm hứng nhân đạo đều được chú trọng khai thác. Hình tượng người phụ nữ nổi bật trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần Côn. Tóm lại, đây là thế kỉ có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu, có nhiều tài năng và phong cách độc đáo và có nhiều sáng tạo đặc biệt cho văn học nước nhà.
d. Giai đoạn thứ tư: Nửa sau thế kỉ XIX
+ Về lịch sử: Ngày 31-6-1858, thực dân
Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, chính thức xâm lược nước ta. Nhà Nguyễn bạc nhược, không tập hợp được lực lượng của toàn dân để chống ngoại xâm, đã nhanh chóng thoả hiệp rồi đi đến đầu hàng. Các nhà nho yêu nước đã dấy lên phong trào chống Pháp xâm lược trên khắp đất nước và được nhân dân hưởng ứng sôi nổi.
+ Về văn học: Những biến động của lịch sử đã tác động mạnh mẽ tới văn học. Đã xuất hiện văn học viết bằng chữ quốc ngữ ở Nam kì, nhưng nhìn chung trong cả nước thì văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm vẫn chiếm phần lớn và vẫn theo những thể loại, những thi pháp vốn có. Cảm hứng yêu nước, chống ngoại xâm được khơi dậy mạnh mẽ và thoát dần ra khỏi ý thức trung quân. Văn học lúc này có ba thái độ của người sáng tác trước vấn đề số phận của dân tộc.
– Văn học của những người yêu nước
– Văn học của những người không có thái độ gì đáng kể trước vận mệnh của dân tộc Văn học của những người ít nhiều có quan hệ với đường lối văn hoá của thực dân Pháp
=> Chủ nghĩa yêu nước là nội dung nổi bật, nó như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Thông quá bốn giai đoạn phát triển có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước đã tác động mạnh mẽ vào nền Văn học dân tộc. Nó đã trở thành một một đặc điểm lớn của Văn học dân tộc. Đó trải qua những
* Văn học trung đại Việt Nam:
– Chịu sự tác động mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc.
– Phát triển theo 2 giai đoạn:
+ Văn học chữ Hán, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV.
+ Văn học chữ Nôm, từ thế kỷ XV đến năm 1858 của thế kỷ XIX.
-> Phát triển song hành cùng với giai đoạn chủ nghĩa yêu nước ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của Văn học dân tộc.
-> Cũng chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước nên mới có thể có khẳng định “Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam.”
– Biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong Văn học Trung đại Việt Nam:
+ Ý thức độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc.
+ Cảm thù giặc, ý chí quyết chiến thắng.
+ Tự hào trước chiếu công tầm thời đại.
+ Tự hào trước truyền thống LS.
+ Biết ơn, ngợi ca những anh hùng hi sinh vì nước.
+ Tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha, sâu nặng.
-> Cụ thể trong các tác phẩm đã học:
+ Tỏ lòng
+ Cảnh ngày hè
+ Phú sông Bạch Đằng
+ Đại cáo Bình Ngô
=>> Chủ nghĩa yêu nước là đặc điểm của Văn học trung đại Việt Nam nói riêng và Văn học dân tộc nói chung vì văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX tồn tại trong những điều kiện của xã hội phong kiến trung đại. Nền văn học này đã trải qua nhiều triều đại phong kiến với những giai đoạn khác nhau, song những nét chung về môi trường xã hội, văn hoá vẫn mang đậm tính chất của xã hội phong kiến trung đại cùng những đặc điểm lịch sử của thời kì Đại Việt. Đồng thời cả hai nền Văn học đã phát triển song hành cùng nhau – trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, đến thế kỉ thứ X, dân tộc ta đã tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập.
=>> Chủ nghĩa yêu nước được hình thành trong quá trình giành độc lập ấy và tác động mạnh mẽ lên hai nền Văn học.
III. Kết bài
Khẳng định lại