Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: trong bài thơ Việt Bắc nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những ngày tháng kháng chiến gian khổ mình đi có nhớ những ngày mưa Nguồn Suối lũ như mây cùng mù mình về có nhớ chiến khu miếng com chấm muối mới thu Nặng Vai và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc Yên vui chiến thắng trăm miền hòa bình tây bắc Điện Biên vui vẻ vui từ Đồng Tháp An Khê vui lên Việt Bắc Đèo De núi Hồng Anh chị hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên từ đó làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Tóm tắt ý chính nha
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu hai khổ thơ
2, Thân bài
a, Đoạn văn thứ nhất
– Điệp từ “Mình đi – mình về”
– Lời gơi nhắc về những kỉ niệm kháng chiến không thể nào quên trên quê hương cách mạng.
– Lời nhắn nhủ về tình cảm mặn nồng ân nghĩa của đồng bào Việt Bắc đối với người kháng chiến “Trám bùi để rụng, măng mai để già”.
=> Tố Hữu gợi dẫn những hình ảnh thiên nhiên thân thuộc “trám bùi”, “măng mai” để gợi nhớ về những tháng ngày chia ngọt sẻ bùi với những món ăn dân dã đặc trưng của con người Việt Bắc. Chính nhờ những món ăn này mà mà nghĩa tình đồng bào trở nên gắn bó, keo sơn, thắm thiết.
b, Đoạn thơ thứ hai
– Tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:”Yên vui…núi Hồng”.
+ Điệp từ “vui”
=> Đó là niềm vui chiến thắng tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người độc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
3, Kết bài
– Khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như hai đoạn thơ
II, Bài văn tham khảo
Có thể nói, bài thơ “Việt Bắc” cũng như hai đoạn thơ trên đã thể hiện rõ nét điều đó. “Việt Bắc” là một trong những tác phẩm phản ánh cụ thể phong cách thơ của Tố Hữu, đó là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn, giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết, tính dân tộc đậm đà. Bài thơ được viết vào tháng mười năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc – thủ đô gió ngàn của dân tộc trở về Hà Nội. Tác phẩm được xem là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Điều này được thể hiện rõ qua việc tác giả đã tái hiện những ngày tháng kháng chiến gian khổ và những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắcqua hai đoạn thơ “Mình … nặng vai” và “Yên vui…núi Hồng”.
Xét về mặt hình thức, ba câu lục của đoạn thơ được tổ chức khá đặc biệt:
“Mình đi, có nhớ những ngày”
“Mình về, có nhớ chiến khu”
“Mình về, rừng núi nhớ ai”
Dễ dàng nhận thấy, ba câu thơ được tổ chức thành ba câu hỏi tu từ kết hợp với điệp từ “nhớ” vừa có tác dụng khơi dậy những kỉ niệm gắn bó, nỗi nhớ thương sâu sắc đối với quê hương Việt Bắc. Vừa còn là lời nhắc nhở tha thiết yêu thương đầy trìu mến: Xin đừng bao giờ quên đi những kỉ niệm kháng chiến, cội nguồn của thắng lợi hôm nay. Câu hỏi tu từ còn giống như một lời tự dặn lòng mình của những con người Việt Bắc hãy khắc ghi những ân tình cách mạng. Hơn nữa, mỗi một câu hỏi tu từ lại gắn liền với một kỉ niệm nào đó không thể phai mờ trong tâm trí của người ra đi. Đó có thể là một mốc thời gian của những ngày đầu kháng chiến gian khổ trong suốt hành trình, trong suốt chiều dài của 15 năm kháng chiến. Đó cũng có thể là không gian của chiến khu giữa núi rừng Việt Bắc hay có thể là hình bóng của một người nào đó.
Bên cạnh câu hỏi tu từ, ba câu thơ lục còn là sự hoán đổi của đại từ “mình đi” – “mình về”. Đây là cặp đại từ rất quen thuộc trong ca dao dùng để chỉ mối quan hệ về vợ chồng hay tình yêu đôi lứa:
“Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”
hay:
“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
Nhưng độc đáo thay, Tố Hữu lại sử dụng đại từ “mình” để chỉ người cán bộ kháng chiến. Nhờ thế mà tình cảm kháng chiến vừa có cái ngọt ngào trữ tình vừa có cái mặn nồng, đằm thắm, tha thiết của câu chuyện tình yêu. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho mỗi chúng ta khi đọc về câu chuyện chính trị, câu chuyện kháng chiến trong thơ của Tố Hữu mà không hề cảm thấy khô khan, giáo điều mà luôn thấy trong nó có một sức truyền cảm và lay động bản thân ta một cách lạ kì. Hơn nữa, đại từ “mình” lại được kết hợp với động từ “đi” – “về”, được hoán đổi liên tục trong ba câu thơ lục nhưng lại để chỉ cùng một đối tượng kháng chiến đã tạo nên sự linh hoạt cùng nhịp điệu ngân nga, ngọt ngào cho cả đoạn thơ. Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu có lẽ cũng từ những điều đó.
Nếu xét ở khía cạnh nội dung thì ba câu thơ còn lại của đoạn thơ là lời gơi nhắc về những kỉ niệm kháng chiến không thể nào quên trên quê hương cách mạng. Trước hết là lời nhắn nhủ tha thiết của người dân Việt Bắc về những ngày kháng chiến đầy gian khó “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”. Câu thơ này đã mở ra hai hình ảnh “mưa nguồn suối lũ” – “những mây cùng mù”. Hai hình ảnh ấy chính là lời gợi nhắc về cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, có lúc nó dữ dội khắc nghiệt với cảnh mưa rừng sương núi nhưng nó cũng có những khoảnh khắc thật thơ mộng, lãng mạn của mây mờ bao phủ. Câu thơ tiếp theo “Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai” được tách làm hai vế đối lập nhưng hài hòa về ý nghĩa. Hình ảnh “miếng cơm chấm muối” là hiện thân cho hiện thực gian khổ, thiếu thốn vật chất trong sinh hoạt chiến đấu của quân dân Việt Bắc. Đó là khi cơm không đủ ăn, áo không đủ ấm. Tất cả là sự đạm bạc, đơn sơ nghèo khó. Nhưng chính trong khó khăn ấy đã nuôi dưỡng được “mối thù nặng vai”. Tức là nuôi dưỡng được ý thức trách nhiệm với dân tộc, nuôi dưỡng được ý chí đấu tranh cùng sự quyết tâm sát cánh cùng nhau để giành chiến thắng.
Đoạn thơ còn là lời nhắn nhủ về tình cảm mặn nồng ân nghĩa của đồng bào Việt Bắc đối với người kháng chiến “Trám bùi để rụng, măng mai để già”. Tố Hữu gợi dẫn những hình ảnh thiên nhiên thân thuộc “trám bùi”, “măng mai” để gợi nhớ về những tháng ngày chia ngọt sẻ bùi với những món ăn dân dã đặc trưng của con người Việt Bắc. Chính nhờ những món ăn này mà mà nghĩa tình đồng bào trở nên gắn bó, keo sơn, thắm thiết. Tác giả gợi dẫn như vậy cũng là một cách khéo léo, tế nhị mượn thiên nhiên để bộc bạch những tình cảm nhớ thương của con người Việt Bắc. Xa người cán bộ kháng chiến, thiên nhiên cũng đong đầy những tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, thậm chí cả thẫn thờ, trống vắng: khi trám bùi cứ để rụng, măng mai cứ để già, không còn ai tha thiết hái lượm. Có lẽ nhờ cách diễn đạt này mà người đi kẻ ở thực sự như đôi bạn tình rất đỗi thủy chung, gắn bó. Chỉ với sáu câu thơ, Tố Hữu đã tái hiện trọn vẹn nghĩa tình cách mạng trong những ngày đầu gian khó.
Nếu đoạn thơ thứ nhất tái hiện những ngày tháng kháng chiến gian khổ thì đoạn thơ thứ hai lại tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:”Yên vui…núi Hồng”. Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước. Đó là niềm vui chiến thắng tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người độc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Qua hai đoạn thơ, ta đã nhận thấy rõ nét sự vận động trong thơ Tố Hữu. Trước hết đó là sự vận động về nội dung. Nếu đoạn một khắc họa về một Việt Bắc trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ thiếu thốn thì đoạn hai lại là trang sử hào hùng, vẻ vang của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Bên cạnh đó còn là sự vận động về bút pháp. Nếu đoạn một tập trung sử dụng bút pháp hiện thực thì đoạn hai lại sử dụng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn. Chính nhờ sự vận động thay đổi về nội dung và bút pháp dẫn đến sự thay đổi về cảm xúc. Trong khi đoạn một là cảm xúc trữ tình sâu lắng với nỗi nhớ thương da diết mặn nồng thì đoạn hai là cảm xúc của niềm vui, niềm hạnh phúc, tự hào, biết ơn. Cùng với đó là cảm xúc hào hùng, kiêu hãnh.
Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.