Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
1 xác định phép tu từ tác dụng
2 khái quát nội dung
3 viết đoạn văn cảm nhận về nội dung
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
a, Phép tu từ so sánh “không ai tốt bằng mẹ” và “không ai khổ bằng cha”. Phép tu từ so sánh hơn kém này giúp khẳng định công ơn, sụ hy sinh lớn lao trời biển của cả cha và mẹ dành cho những đứa con của mình. Dù có đi đến năm châu bốn bể, đứa con cũng chẳng thể nào tìm được ai mà đối xử với mình tốt hơn mẹ, và cũng chẳng có ai hy sinh nhiều cho mình như cha. Phép so sánh hơn kém còn được thể hiện ở hình ảnh “không đong đầy” và “không phủ kín”. Tình cảm mẹ cha được so sánh hơn hẳn với những hình ảnh thiên nhiên bao la, bất tử, vĩnh hằng đó là “nước biển mênh mông” và “mây trời lồng lộng”. Nhờ có việc so sánh với những hình ảnh thiên nhiên ấy mà công ơn dưỡng dục, sinh thành của mẹ cha trở nên vĩ đại và lớn lao đến nhường nào. Phép so sánh hơn kém này giúp khẳng định công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ dành cho con cái.
b, Khái quát nội dung: khẳng định công ơn, sụ hy sinh lớn lao trời biển của cả cha và mẹ dành cho những đứa con của mình.
c, Bài ca dao đã khẳng định khẳng định công ơn, sụ hy sinh lớn lao trời biển của cả cha và mẹ dành cho những đứa con của mình. Bằng giọng thơ đằm thắm, trữ tình, tha thiết, thể thơ lục bát đã truyền tải đến bạn đọc thông điệp về đức sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Phép tu từ so sánh “không ai tốt bằng mẹ” và “không ai khổ bằng cha”. Phép tu từ so sánh hơn kém này giúp khẳng định công ơn, sụ hy sinh lớn lao trời biển của cả cha và mẹ dành cho những đứa con của mình. Dù có đi đến năm châu bốn bể, đứa con cũng chẳng thể nào tìm được ai mà đối xử với mình tốt hơn mẹ, và cũng chẳng có ai hy sinh nhiều cho mình như cha. Cha mẹ chính là những người dành cho những đứa con tình yêu thương vô điều kiện nhất. Phép so sánh hơn kém này giúp khẳng định công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ dành cho con cái. Phép so sánh hơn kém còn được thể hiện ở hình ảnh “không đong đầy” và “không phủ kín”. Tình cảm mẹ cha được so sánh hơn hẳn với những hình ảnh thiên nhiên bao la, bất tử, vĩnh hằng đó là “nước biển mênh mông” và “mây trời lồng lộng”. Nhờ có việc so sánh với những hình ảnh thiên nhiên ấy mà công ơn dưỡng dục, sinh thành của mẹ cha trở nên vĩ đại và lớn lao đến nhường nào. Tình mẹ và tình cha lớn đến mức nước biển mênh mông và mây trời lồng lộng cũng chẳng thể phủ kín. Từ đó, bài ca dao có tính giáo dục những đứa con cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ và luôn sống hiếu thảo, ngoan ngoãn với cha mẹ của mình.