Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 12 câu hỏi như sau: Cảm nhận về 9 câu thơ đầu bài đất nước của Nguyễn khoa điềm
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Đất nước, đã từ lâu, là điểm hẹn tâm hồn của biết bao văn nghệ sĩ. Được khơi nguồn từ đề tài quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có cho mình một lối đi riêng. Nguyễn Khoa Điềm từng chia sẻ: “Đất Nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. “Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nướcgiản dị, gần gũi nhất”. Rút ra từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, đoạn trích “Đất Nước” là sự kết tinh của những sáng tạo dộc đáo, mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm. Với 9 câu thơ mở đầu, nhà thơ đã đưa người đọc trở về với lịch sử của dân tộc để trả lời cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
…………………………..
Đất Nước có từ ngày đó
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ thơ năm chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điêm lôi cuốn người đọc bởi xúc cảm lắng đọng, giàu chất suy tư. Bài thơ Đất Nước là một đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo ấy. Đất Nước là phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” – tác phẩm được ra đời vào năm 1971, giữa lúc của kháng chiến chống Mĩ diễn ra khốc liệt.
Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những “cái ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đăp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này, sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đứng trước một Đất Nước thiêng liêng như thế, lòng thơ dâng trào niềm xúc động và thành kính. Hai từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng. Dó là cách mà nhà thơ thể hiện niềm tự hào và lòng thành kính trước Đất Nước của mình. Khi ta cất tiếng khóc chào đời, khi ta lớn lên, Đất Nước đã hiện hữu. Đât Nước có từ bao giờ/ Suy ngẫm về cội nguồn của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm bỗng phát hiện: Đât Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ kể/ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn. Mẹ Đất Nước vừa cổ kính lâu đời vừa bình dị, mộc mạc hiện ra trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước là văn hóa kết tinh từ tâm hồn Việt. Từ truyện cao dao, cổ tích đến tục ngữ, “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.
Cùng với tục ăn trầu, Đât Nước còn, gắn liền với những phong tục khác:
– Tóc mẹ thì bới sau đầu
– Cái kèo cái cộ thành tên
Thân thương, mộc mạc biết chùng nào là búi tóc sau đầu của mẹ, là những nếp nhà dựng lên từ cái kèo, cái cột, mái lá, tường rơm, vách đất; là cách đặt tên con giản dị nôm na. Mộc mạc, thân thương vật như đó cũng là một phần của Đất Nước. Và Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Hình ảnh Đất Nước thật thân thuộc với những lũy tre xanh rì, những búp măng non bật mình vươn thẳng. Có thể thấy, từ bao đời nay, từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây trẻ trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tượng phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Từ “lớn lên” được dùng rất chính xác, rạo rực niềm tin, niềm tự hào dân tộc. Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy từ về cội nguồn Đất Nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha, trữ tình. Cách cảm nhận, lí giải cội nguồn Đất Nước bằng những hình ảnh binh dị, thân thuộc đã khẳng định rằng: Đất Nước gần gũi, thân thuộc, bình dị ngay trong đời sống mỗi người.
Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất. Đất Nước ẩn mình trong hạt muối, nhánh gừn; đằm sâu trong tình thương mẹ cha: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Được chắt lọc từ văn hóa dân gian, câu thơ trầm tích những ý từ xâu xa. Dù sống cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau như gừng cay muối mặn, vẫn gắn bó trước sau, mặn mà, đinh ninh. Đất Nước mình giản dị thân thương là thế. Hình ảnh Đất Nước còn có trong từng bông lúa, củ khoai: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Hình ảnh thơ giản dị nhưng gợi ra tập quán sản xuất gắn liền với văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Để làm ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm, người nông dân phải dầm sương, dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi lên bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những người chân lấm, tay bùn.
9 câu đầu khép lại bằng tứ thơ khái quát về thời điểm hình thành Đất Nước: Đất Nước có từ ngày đó. Ngày đó vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khú vừa là một phép thế đại từ. Vậy là Đất Nước có từ khi mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, biết tròng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy.
Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi, nồng hơi thở cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ đã “nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp” để ta thêm yêu và tự hào vể Đất Nước.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những “cái ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn bây giờ
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đăp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này, sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi. Đứng trước một Đất Nước thiêng liêng như thế, lòng thơ dâng trào niềm xúc động và thành kính. Hai từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng. Dó là cách mà nhà thơ thể hiện niềm tự hào và lòng thành kính trước Đất Nước của mình. Khi ta cất tiếng khóc chào đời, khi ta lớn lên, Đất Nước đã hiện hữu. Đât Nước có từ bao giờ/ Suy ngẫm về cội nguồn của Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm bỗng phát hiện: Đât Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ kể/ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bà ăn. Mẹ Đất Nước vừa cổ kính lâu đời vừa bình dị, mộc mạc hiện ra trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước là văn hóa kết tinh từ tâm hồn Việt. Từ truyện cao dao, cổ tích đến tục ngữ, “miếng trầu” đã là một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mĩ, là hiện thân của tình yêu thương, lòng thủy chung của tâm hồn dân tộc.
Cùng với tục ăn trầu, Đât Nước còn, gắn liền với những phong tục khác:
– Tóc mẹ thì bới sau đầu
– Cái kèo cái cộ thành tên
Thân thương, mộc mạc biết chùng nào là búi tóc sau đầu của mẹ, là những nếp nhà dựng lên từ cái kèo, cái cột, mái lá, tường rơm, vách đất; là cách đặt tên con giản dị nôm na. Mộc mạc, thân thương vật như đó cũng là một phần của Đất Nước. Và Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Hình ảnh Đất Nước thật thân thuộc với những lũy tre xanh rì, những búp măng non bật mình vươn thẳng. Có thể thấy, từ bao đời nay, từ truyền thuyết dân gian đến tác phẩm thơ hiện đại, cây trẻ trở thành biểu tượng cho sức mạnh tinh thần quật cường đánh giặc cứu nước và giữ nước, biểu tượng phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Từ “lớn lên” được dùng rất chính xác, rạo rực niềm tin, niềm tự hào dân tộc. Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy từ về cội nguồn Đất Nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha, trữ tình. Cách cảm nhận, lí giải cội nguồn Đất Nước bằng những hình ảnh binh dị, thân thuộc đã khẳng định rằng: Đất Nước gần gũi, thân thuộc, bình dị ngay trong đời sống mỗi người.
Với Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất. Đất Nước ẩn mình trong hạt muối, nhánh gừn; đằm sâu trong tình thương mẹ cha: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Được chắt lọc từ văn hóa dân gian, câu thơ trầm tích những ý từ xâu xa. Dù sống cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, cha mẹ ta vẫn thương yêu nhau như gừng cay muối mặn, vẫn gắn bó trước sau, mặn mà, đinh ninh. Đất Nước mình giản dị thân thương là thế. Hình ảnh Đất Nước còn có trong từng bông lúa, củ khoai: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng. Hình ảnh thơ giản dị nhưng gợi ra tập quán sản xuất gắn liền với văn minh lúa nước của dân tộc Việt Nam. Để làm ra hạt gạo trắng ngần, bát cơm thơm, người nông dân phải dầm sương, dãi nắng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tỉ mỉ xay, giã, dần, sàng. Hình ảnh thơ gợi lên bao sự lam lũ, vất vả, nhọc nhằn cùng phẩm chất cần cù, chịu khó của những người chân lấm, tay bùn.
9 câu đầu khép lại bằng tứ thơ khái quát về thời điểm hình thành Đất Nước: Đất Nước có từ ngày đó. Ngày đó vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khú vừa là một phép thế đại từ. Vậy là Đất Nước có từ khi mẹ thường kể chuyện cổ tích cho con nghe, khi dân ta biết trồng tre đánh giặc, biết tròng ra hạt lúa, củ khoai, biết ăn trầu, búi tóc, biết sống yêu thương, thủy chung. Lịch sử Đất Nước thật giản dị, gần gũi mà xa xôi, linh thiêng biết mấy.
Đoạn thơ chín câu, tám lăm chữ mà không hề có một từ Hán Việt. Ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi, nồng hơi thở cuộc sống. Tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ đã “nhịp mãi một tấm lòng sứ điệp” để ta thêm yêu và tự hào vể Đất Nước.