fbpx

Ngữ văn Lớp 11: Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới: Tình ta như hàng cây Đã qua mùa gió bão Tình ta như dòng sông Đã yên ngày thác

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
– Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Trích Thơ tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2″ Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.
Câu 3: Điệp khúc Chỉ còn anh và em được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa gì?
Câu 4: Anh (Chị) hãy nhận xét quan niệm về tình yêu của tác giả qua những dòng thơ:
Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
(Trình bày khoảng 5-7 dòng)


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Câu 1:

– Thể thơ: năm chữ

Câu 2:

– Biện pháp tu từ: điệp ngữ (tình ta)

+ So sánh (tình ta với hàng cây và dòng sông)

+ Ẩn dụ (mùa gió bão, ngày thác lũ)

Câu 3:

– Điệp khúc ”chỉ còn anh và em” mang ý nghĩa: khẳng định tình yêu giữa hai người mãi mãi bền lâu

Câu 4:

– Quan niệm về tình yêu của tác giả: Dù vạn vật có thay đổi thì tình yêu giữa hai người là bất biến, trường tồn mãi mãi. Thời gian có trôi nhanh như thế nào thì tình yêu của hai người vẫn vậy. Qủa là một tình yêu đích thực. Tình yêu ấy sẽ vượt qua mọi khó khăn để tồn tại. 

@LP



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

$\textit{ Câu 1.}$

-Thể thơ được sử dụng troang đoạn thơ trên: thể thơ năm chữ

$\textit{ Câu 2.}$

Tình ta như hàng cây

Đã qua mùa gió bão

Tình ta như dòng sông

Đã yên ngày thác lũ.

->Biện pháp tu từ: so sánh

@ Tình ta như hàng cây

+ Sự vật, sự việc được so sánh: tình ta

+ Sự vật, sự việc so sánh: hàng cây

+ Từ ngữ so sánh: như

+ Phép so sánh: so sánh ngang bằng

@ Tình ta như dòng sông

+ Sự vật, sự việc được so sánh: tình ta

+ Sự vật, sự việc so sánh: dòng sông

+ Từ ngữ so sánh: như

+ Phép so sánh: so sánh ngang bằng

-> Biện pháp tu từ: ẩn dụ

+ Ẩn dụ: mùa gió bão, ngày thác lũ

=> Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ: giúp tăng giá trị biểu cảm, tạo sự cân bằng, đăng đối giữa các vế trong câu thơ, diễn đạt trở nên trôi chảy, mạc lạc đồng thời hình ảnh trong thơ cũng trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với người đọc, người nghe. Qua đó, thể hiện quan niệm về tình yêu của tác giả: một tình yêu thủy chung son sắc, bền vững, có thể vượt qua mọi giông bão của cuộc đời.

$\textit{ Câu 3.}$

-Điệp khúc Chỉ còn anh và em được tác giả lặp lại hai lần trong đoạn thơ mang ý nghĩa: khẳng định cho một tình yêu vững bền, thủy chung và mãi mãi không thay đổi

$\textit{ Câu 4.}$

Thời gian như là gió

Mùa đi cùng tháng năm

Tuổi theo mùa đi mãi

Chỉ còn anh và em.

Chỉ còn anh và em

Cùng tình yêu ở lại.

Qua khổ thơ, tác giả để thể hiện quan niệm của bản thân về tình yêu: Dù cho vạn vật có đổi thay, thế giới có thể thay đổi, thời gian có luân chuyển, tuổi tác có thế khác đi nhưng tình yêu vẫn luôn là thứ bền vững nhất, luôn tồn tại vĩnh viễn không bao giờ biến mất hay mất đi giá trị vốn có của nó. Đây là một quan niệm đúng đắn, mang đậm chất trữ tình, giàu suy tưởng và giàu triết lí.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai