Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: Nói về đoạn đời của Chí Phèo o sau khi gặp Thị nở nhà nghiên cứu văn học học Chu Văn Sơn cho rằng hình Tuy chỉ có 5 ngày ngắn ngủi nhưng nó thật sự sự là quãng đời khác chỉ được sống ảnh ảnh đúng rồi chết Như như một con người I từ cảm nhận của anh chị chị về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao sao hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Em tham khảo nhé.
Mb : – Giới thiệu Nam Cao và tác phẩm “ Chí Phèo”.
– Trích dẫn ý kiến
Tb : 1. Giải thích
Ý kiến có ý nghĩa chỉ sự xuất hiện của Thị Nở đã giúp Chí Phèo từ một con quỷ dữ làng Vũ Đại trở lại thành một người nông dân lương thiện. Hay nói đúng hơn chính là sức mạnh của tình yêu thương.Tình yêu thương có sức mạnh cảm hoá và lay tỉnh con người .
2.Chứng minh :
– Trước khi gặp Thị Nở,Chí Phèo là một tên lưu manh , chỉ có mỗi nghề rạch mặt ăn vạ.
– Người dân trong làng Vũ Đại ai cũng sợ hãi và xa lánh Chí
– Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo từ một trên côn đồ hung hãn trở về đúng với bản chất của một con người .
– Sau đêm ăn nằm với TN,Chí bị sốt.TN ân cần chăm sóc, nấu cháo hành cho Chí ăn .
-Được ăn cháo hành,Chí Phèo cắt sốt , hơn thế nữa,Chí sống lại khao khát rất người : hắn mơ ước có một gia đình nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải , rồi chúng bỏ vốn mua một con lợn với mảnh vườn.
– Lần đầu tiên,Chí thấy người đàn bà ấy sao mà đẹp,thị cũng rất dịu dàng và đáng yêu
-Những ngày sau,Chí thực sự tỉnh hẳn rượu , Chí nghe thấy được âm thanh của cuộc sống, nghe được tiếng thuyền chài.
-Hắn khao khát quay về cuộc sống con người,TN có thể chấp nhận hắn thì người dân làng Vũ Đại cũng có thể đón Chí quay về.
– Có thể nói, Chính TN đã khai sáng và giúp Chí có ý nghĩ hoàn lương và quay về cuộc sống con người. Điều đó cho thấy bản chất lương thiện của người nông dân không bao giờ bị mất đi , nó chỉ tạm lắng xuống, khi có cơ hội nó sẽ lại quay về với con người
Kb : Khẳng định ý kiến vô cùng xác đáng
– Khẳng định giá trị của tác phẩm “ Chí Phèo”
* Bài viết tham khảo
Cuộc sống con người, đặc biệt là người nông dân trước năm 1945 thật cùng quẫn và tăm tối. Biết bao con người, bao số phận, bao mảnh đời đáng thương phải sống mỏi mòn, bế tắc trong xã hội cũ. Nhưng vượt lên giữa bóng tối cuộc đời, sau xóm quê bùn đọng ta vẫn thấy ít nhiều náh sáng của tình yêu thương. Đó là ánh sáng được toát lên qua những trang văn đầy cảm xúc của Nam Cao trong tác phẩm ” Chí Phèo” . Nhận xét về tác phẩm, có ý kiến cho rằng : ” Tuy chỉ có 5 ngày ngắn ngủi nhưng nó thật sự sự là quãng đời khác chỉ được sống ảnh ảnh đúng rồi chết Như như một con người ”.
Ý kiến của Chu Ngọc Sơn đã đề cập đến sự xuất hiện của Thị Nở đã giúp Chí Phèo từ một con quỷ dữ làng Vũ Đại trở lại thành một người nông dân lương thiện. Hay nói đúng hơn chính là sức mạnh của tình yêu thương.Tình yêu thương có sức mạnh cảm hoá và lay tỉnh con người .
Trước khi vào tù, Chí Phèo từng là anh nông dân hiền lành lương thiện. Vì cơn ghen vu vơ của Bá Kiến, Chí bị đẩy vào tù. Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho Bá Kiến biến Chí thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Đúng lúc hắn đang rơi vào hố sâu của tội ác và tuyệt vọng thì Nam Cao đã đưa “thiên sứ” thị Nở đến trong cuộc đời của Chí.
Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài. Nhận ra cảm giác “miệng đắng” và “lòng mơ hồ buồn”. Cảm thấy “sợ rượu như người ốm thường sợ cơm”. Chí nhận ra và cảm nhận được những thanh âm của cuộc sống: “tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài đuổi cá, tiếng mấy bà đi chợ bán vải về”. Đó là âm thanh vang vọng của cuộc sống thường nhật. Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm hồn Chí Phèo. Âm thanh ấy như cơn mưa rào mùa hạ, như dòng suối ngọt ngào đổ vào tâm hồn quỷ dữ và thức dậy cả một trời ký ức tươi đẹp. Âm thanh ấy nhắc cho hắn nhớ đến một tuổi trẻ từng mơ ước “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ ở nhà dệt vải…”.
Âm thanh ấy cũng đánh thức hiện tại đầy cay đắng. Hắn không nhớ mình năm nay bao nhiêu tuổi; chỉ biết đã qua bên kia con dốc của cuộc đời. Hắn nhận ra hiện tại đã già mà vẫn còn cô độc. Nghĩ đến tương lai, hắn chạnh lòng vì phải đối mặt với một “đói rét, ốm đau và cô độc, cô độc, còn sợ hơn cả đói rét và ốm đau”. Khi ý thức được hiện tại, đoán biết được tương lai, Chí không còn là quỷ dữ nữa mà đã trở lại năng lực làm người.
Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”. Hắn xúc động vì lần đầu tiên được chăm sóc, lại là sự chăm sóc của một người đàn bà. Và cũng bởi vì đây là lần đầu Chí được bàn tay của một người đàn bà cho. Hắn nhận ra bát cháo hành mà hắn đón lấy là “cái cho” đầu tiên của cuộc đời, vì xưa nay muốn có cái ăn, hắn phải rạch mặt ăn vạ. Điều ấy khiến Chí chạnh lòng nhận ra bi kịch của đời mình.
Chí cảm nhận về cháo hành như cảm nhận về tình người, tình yêu thương mà bây giờ hắn mới nhận ra. Hắn nhận ra “cháo hành ăn rất ngon” nhưng cũng tự hỏi “sao đến bây giờ mới được ăn”; rồi lại tự trả lời “có ai nấu cho mà ăn đâu”. Phút giây ấy, người đọc có thể hình dung ra tình cảnh thê thảm của Chí: không người thân, không kẻ thương, Chí cô độc đến tuyệt đối giữa làng Vũ Đại.
Như vậy, bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc, là bát cháo của tình yêu thương, của tình người. Hương vị cháo hành còn là hương vị của tình yêu mà lần đầu Chí cảm nhận được. Nếu như ban đầu, người đàn bà xấu xí, quá lứa lỡ thì, lại dở hơi ấy chỉ khơi lại cái bản năng ở Chí Phèo thì sau đó điều kì diệu đã xảy ra, sự săn sóc đầy ân tình và yêu thương mộc mạc của thị Nở đã làm thức dậy bản chất lương thiện tiềm ẩn trong con người Chí Phèo.
Không phải là nước cháo, không phải là lá hành, chính bàn tay chăm sóc ân cần của thị Nở và hương vị của cháo hành đã xoa dịu trái tim con quỷ dữ và thức dậy bản tính người, thức dậy thiên lương trong sâu thẳm con người của Chí. Sức mạnh của tình yêu thương đã lan tỏa từ bát cháo hành, xông đến tận cùng thớ não và tim gan của Chí, đưa hắn ra khỏi vùng tối của cuộc đời, mang hắn đến bến bờ thiên lương. Trái tim đầy tổn thương của hắn phải chăng đã được vá lại từ tình yêu thương của thị Nở.
Nếu lúc trước Chí say và ngã vào Thị vì Chí không biết rằng người đàn bà ấy vừa dở hơi vừa xấu xí, xấu đến mức ma chê quỷ hờn. Nhưng lúc này, khi hoàn toàn tỉnh táo, Chí không những chấp nhận thị mà còn yêu thị. Bởi chỉ có tình yêu mới khiến con người ta thấy xấu cũng thành đẹp. Và Chí say thị thật. Đàn bà không có men như rượu nhưng cũng có thể làm người ta say. Chí thấy thị có duyên lắm. Vậy là Chí tỉnh, hắn đâu có say. Chính vì Chí tỉnh nên hắn mới cảm nhận được những hương vị của cuộc sống, của tình yêu. Những chi tiết này cho ta khám phá ra thêm một đức tính nữa của Chí. Đó là tính thiện – Nam Cao tin rằng: lương thiện là thứ không bao giờ mất đi ở người nông dân. Đó là tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn dành cho nhân vật.
Đã có lúc, Chí hồn nhiên, hắn thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng với Thị như làm nũng với mẹ. Ý nghĩ hồn nhiên ấy khiến Chí như trẻ lại. Còn người đọc nhận ra một điều chua chát: Chí không có mẹ, hắn chưa bao giờ được nhận sự yêu thương từ mẹ. Bởi thế thị đối với hắn như người ban ơn vậy. Rồi hắn khao khát hạnh phúc. Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ”; “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.
Rồi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người. Chí không còn là kẻ rạch mặt ăn vạ nữa, không còn là con quỷ dữ nữa. Hắn thực sự đã trở lại làm người với hai chữ “con người” đúng nghĩa. Như vậy, thị Nở chính là “thiên thần” của Chí. Thị không có đôi cánh tình yêu như trong thần thoại nhưng lại ấm nóng như lửa và mạnh mẽ như gió. Nếu là gió, thị sẽ thổi tung đám tàn tro nguội lạnh vây quanh cuộc đời của Chí. Nếu là lửa, lửa sẽ đốt bỏ lớp vỏ quỷ dữ để trả lại cho anh hình hài của một con người.
Gặp thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy. Chí khát khao trở lại tháng ngày tươi đẹp. Và thị Nở sẽ là chiếc cầu nối đưa hắn trở về xã hội loài người nhưng niềm mong mỏi ấy đã bị chặn đứng bởi định kiến của bà cô, mà cũng là của xã hội ấy.
Chí thực sự rơi vào một bi kịch tinh thần vô cùng đau đớn – bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người lương thiện. Thị Nở không thể làm chiếc cầu nối đưa hắn trở lại. Hi vọng được sống với thị Nở, sâu xa hơn là hi vọng được quay về với cuộc đời lương thiện như một đóm lửa vừa mới được nhóm lên thì đã bị dập tắt. Chí “ngẩn người” vì thất vọng rồi hắn thấy “thoang thoảng hơi cháo hành”.
Hương vị tình yêu vẫn còn, nhưng chỉ là tô đậm thêm bi kịch tình yêu của hắn. Chí ngẩn người ra vì cay đắng, chua xót trước một sự thật phũ phàng: xã hội làng Vũ Đại, ngay cả một con đàn bà xấu xí cũng đã cự tuyệt, không chấp nhận, dứt khoát không coi hắn là một con người. Hắn thấy rõ mọi con đường đều đang đóng chặt trước mặt hắn. Thầy Phan Danh Hiếu. Chí vật vã, đau đớn và tuyệt vọng. Chí ôm mặt khóc rưng rức. Những giọt nước mắt đau đớn, tủi nhục của kiếp người. Chí lại tìm đến rượu. Nhưng vì ý thức đã trở về, lần uống rượu này của Chí khác biết bao nhiêu lần uống rượu trước. Rượu một khi không đủ sức làm lu mờ lý trí của con người thì sẽ quay ngược trở lại thức tỉnh lý trí của con người. Hắn càng uống lại càng tỉnh ra, hắn không ngửi thấy mùi rượu mà chỉ nghe thoang thoảng mùi cháo hành, càng uống càng thấm thía nỗi đau vô hạn của thân phận.
Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Nhưng hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến. Khi đến nhà bá kiến, Chí trợn mắt chỉ tay vào mặt Bá Kiến, đanh thép kết tội. Câu hỏi cuối cùng của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện? là câu hỏi chất chứa niềm phẫn uất, đau đớn, làm day dứt tâm can người đọc: làm thế nào để con người sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo, ngột ngạt, vùi dập nhân tính ấy? Câu hỏi ấy cũng là lời kêu cứu của Nam cao: hãy yêu thương con người. Hãy cứu lấy con người.
Hành động giết Bá Kiến và tự sát thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng của người nông dân Chí Phèo. Đó là lúc nhân phẩm trở về, Chí Phèo hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình nên ngọn lửa căm hờn càng bùng lên dữ dội. Cái chết của Chí chứng tỏ Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện. Vì vậy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người dân lương thiện vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào cái chết. Chừng nào còn xã hội người ăn thịt người ấy thì sẽ còn những bi kịch như Chí.
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đôi chỗ miêu tả lạnh lùng. Trần thuật hấp dẫn. Tình huống truyện độc đáo. Kết cấu vòng tròn khép kín. Mở đầu Chí Phèo cha ra đời nơi chiếc lò gạch cũ, kết thúc tác phẩm, lại một Chí Phèo con ra đời cũng bên cạnh lò gạch cũ. Đó là kết thúc vòng tròn khép kín, không lối thoát.
Có thể nói, ý kiến trên hoàn toàn xác đáng.Bi kịch bi cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của Nam Cao với nỗi đau khổ tột cùng của người nông dân. Tiếng nói tố cáo xã hội bất nhân, tàn ác đã đẩy con người vào bi kịch. Nhà văn lên tiếng cảm thông, bênh vực và phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm của người nông dân; trước sau bản tính lương thiện tốt đẹp vẫn là thứ không bao giờ mất đi ở họ. Nam Cao có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật hết sức sắc sảo. Đặc biệt là tài nghệ miêu tả những diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị nở.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
gợi ý nhé
1. Yêu cầu về kỹ năng
- Biết cách làm bài nghị luận văn học
- Bố cục 3 phần đầy đủ, diễn đạt rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày, nhưng phải đảm bảo được một số yêu cầu sau:
a) Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nam Cao.
- Giới thiệu tác phẩm, nhân vật Chí Phèo.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận (trích nguyên văn câu nói của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn)
b) Thân bài:
* Tiền đề phân tích: Giải thích ý kiến
- Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi là nhận xét về mối tình giữa Chí Phèo với thị Nở diễn ra trong một thời gian ngắn so với quãng đời dằng dặc bóng tối, tội ác mà Chí Phèo đã sống.
- Nhưng nó thật sự là một quãng đời khác là đánh giá về ý nghĩa của mối tình Chí Phèo với thị Nở. Mặc dù, mối tình ấy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng chính tình yêu thương mộc mạc, chân thành của thị Nở đã giúp Chí Phèo thức tỉnh, được sống với những cảm xúc nhân tính và chết như một con người có ý thức về nhân phẩm, giá trị, quyền sống, quyền làm người.
-> Nhận định đã nhấn mạnh một biểu hiện cụ thể trong nội dung nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo
* Trọng tâm phân tích: cảm nhận về nhân vật Chí Phèo để làm sáng tỏ ý kiến.
- Trước khi gặp thị Nở: Chí là người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng đã bị tha hóa trở thành quỷ dữ, sống triền miên trong bóng tối, tội ác.
- Ý nghĩa mối tình giữa Chí Phèo với thị Nở:
- Sự xuất hiện của nhân vật thị Nở có một ý nghĩa thật đặc sắc: xấu đến “ma chê, quỷ hờn”, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, khơi dậy bản chất lương thiện vốn có trong Chí, thắp lên ngọn lửa cuộc sống.
- Chí Phèo được sống như một con người:
- Chí Phèo tỉnh rượu:
- Bâng khuâng, mơ hồ buồn.
- Nghe, thấy: tiếng chim, tiếng người.
- Nhớ lại thời trai trẻ…ao ước có một gia đình nho nhỏ…
- Nhận ra mình già nua, cô độc, tình cảnh hiện tại.
→ Ý thức được thời gian, không gian, âm thanh cuộc sống.
- Chí phèo tỉnh ngộ:
- Được thị Nở chăm sóc ân cần, Chí Phèo khát khao hạnh phúc gia đình, khát khao được hoàn lương.
- Bát cháo hành – hương vị của tình người, tình yêu mà thị Nở dành cho Chí Phèo.
→ Thị Nở là cầu nối đưa Chí về với người.
- Tình thương có sức mạnh cảm hóa
- Niềm tin vào bản chất lương thiện, tốt đẹp.
- Chí Phèo được chết như một con người
- Khi thị Nở cắt đứt tình yêu, chí Phèo hiểu ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí phèo mang dao đi định đến nhà thị Nở nhưng sự thức tỉnh ý thức về thân phận và bi kịch đã đẩy chệch hướng đi của Chí dẫn Chí đến thẳng nhà Bá Kiến.
- Chí Phèo gặp Bá Kiến nói:
- “Tao muốn làm người lương thiện?”.
- “Ai cho tao lương thiện?”
-> Câu hỏi chất chứa nỗi đau của một con người mà không được quyền làm người.
- Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát
- Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách của nhà văn: Hãy cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người! Cái chết bi thảm nhưng nó là cái chết của một con người, chết vì không muốn sống cuộc đời của một con quỷ.
* Khái quát
- Diễn tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao đã đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật.
- Ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu, chi tiết giàu kịch tính.
- Nam Cao thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc ở lòng yêu thương trân trọng con người và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân sau bao đọa đày vẫn sống và chết như một con người.
c) Kết bài
- “Chí Phèo” xứng đáng là kiệt tác của nền văn học hiện đại.
- Tình huống Chí Phèo gặp thị Nở và quá trình Chí Phèo thức tỉnh có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại.