Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: nêu biện pháp nghệ thuật và hiệu quả cảu biện pháp nghệ thuật của bài tràng giang
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Cách dùng và sử dụng những hình ảnh đối lập: củi một cành>< mấy dòng. Nắng xuống >< trời lên, sông dài, trời rộng bến cô liêu, không khói cũng nhớ nhà.
Cách dùng từ láy chỉ tâm trạng, môi trường thiên nhiên, không gian (tác giả dùng 10 từ láy trong bài) như: Tràng Giang, điệp điệp, lơ thơ, đìu hiu, chót vót.
Biện pháp nghệ thuật tượng trưng: củi một cành khô lạc mấy dòng, bến cô liêu, chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa.
Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ.
biện pháp đảo ngữ : củi mọt cành khô lạc mấy dòng:vừa là hình ảnh thực rất đời thường, vừa gợi lên nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, bơ vơ. => Thi liệu và cảm xúc vừa cổ điển, vừa mới mẻ thể hiện một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn triền miên, lan tỏa.
Bp phủ định “không”: cầu, đò ngang → cảnh vật thiếu gắn kết thể hiện nỗi buồn trước một k/g mênh mông, thiếu sự giao nối, thân mật giữa người với người. – Khẳng định có “bờ xanh”, “bãi vàng” nhưng “lặng lẽ”: cảnh đẹp nhưng buồn, chứa đựng sự mênh mông, lạnh vắng.
‘
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Nhân hóa “buồn điệp điệp”: nhấn mạnh nỗi buồn hiu hắt trong thiên nhiên
Đảo ngữ “Củi” -> nhấn mạnh vào sự vô nghĩa, tầm thường, vô giá trị
Đối lập: thuyền về, nước lại; nhấn mạnh vào sự đối lập, vô nghĩa của những sự vật vốn tưởng quen thuộc.
Ẩn dụ” bèo, sóng, con thuyền, … là ẩn dụ cho kiếp người lênh đênh, vô nghĩa, trôi dạt, không phương hướng
Tiểu đối: “Nắng xuống” >< “Trời lên”, “Sông dài” >< “Trời rộng” nhấn mạnh khoảng không rộng lớn và càng làm rõ hơn sự cô đơn, buồn bã của kiếp người