Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: Viết bài văn nghị luận về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người, đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn… Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ’t nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân… Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát tri thức . ≈≈≈ chúc bạn hok tốt≈≈≈
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Dàn ý
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: đức tính trung thực
Đạo đức luôn là yếu tố làm nên nhân cách của mỗi con người. Từ xưa đến nay đạo đức vẫn luôn được đề cao. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là trung thực, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
2. Thân bài
* Giải thích thế nào là trung thực
– Là một đức tính tốt cần có trong xã hội để làm nên nhân cách mỗi người.
– Là thật thà, thành thật, không nói dối,….
=> Đây là một đức tính tốt đẹp.
* Những biểu hiện của tính trung thực
– Trong cuộc sống:
+ Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc sai lầm
+ Không tham lam lấy của người khác làm của mình, nhặt được của rơi trả lại người mất.
– Trong học hành, thi cử:
+ Không quay cóp, chép bài của bạn
+ Không mở tài liệu khi làm bài thi, bài kiểm tra
+ Khi bị điểm kém, hay lỡ làm điều gì không phải thì thẳng thắn nói ra, nhận lỗi với thầy cô, cha mẹ.
* Vai trò của trung thực
– Đối với xã hội: trung thực là một đức tính cần thiết với con người trong xã hội hiện nay, trung thực giúp ta giành được tình cảm của mọi người. Mọi người sẽ yêu quý, tôn trọng bạn và dần có chỗ đứng trong xã hội. -> Xã hội ngày càng phats triển, văn minh.
– Đối với cá nhân: Trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức, có hiệu quả học tập tốt nhất.
=> Đây là một đức tính quan trọng đối với mỗi người.
* Hiện trạng của đức tính trung thực hiện nay
– Trong xã hội hiện nay thì trung thực hầu như không có
– Trong học tập tính trung thực không được thể hiện rõ: tình trạng lừa thầy dối bạn, coi cop trong giờ thi, nói dối cha mẹ ngày càng tăng.
* Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu trung thực
– Tuyên truyền nâng cao ý thức con người.
* Mở rộng, phản đề
– Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực:
+ Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người
+ Làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước.
+ Ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng
+ Làm ảnh hưởng đến kết hpcj tập, chất lượng con người.
+ làm xuống cấp đạo đức xã hội
3. Kết bài
– Tổng kết