Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: Phân tích về nhân vật Liên trong truyện ngắn hai đứa trẻ của Thạch Lam
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Hai đứa trẻ của Thạch Lam được viết vào năm 1938, nhân vật Liên là một nhân vật mà tác giả đã khai thác rõ nhất về tâm trạng cũng như nội tâm. Dù đó chỉ là một cô bé mới lớn nhưng trong cô đã ôm áp những cái rất mới trong sự khao khát và ước muốn của con người ở phố huyện nghèo này.
Nhân vật Liên được tác giả khai thác qua rất nhiều chi tiết cũng như khía cạnh. Mới đầu tác gải đã giới thiệu, Liên là một cô bé mới i tám tuổi, nhưng trong tiềm thức của Liên và dưới ngòi bút của tác giả thì Liên như một người đã trường thành, một người tháo vát công việc gia đình rất đảm đang. Với em thì Liên đóng vai trò là mọt người chị cũng là một người mẹ, với gia đình thì Liên là một người con ngoan hiếu thảo, biết giúp đỡ mẹ. dù ở đội tuổi này là ăn học chơi những với Liên thì khống, dường như tác gỉ đã khắc họa Liên là một người già trước tuổi.
Với không gian nhỏ trong chiếc nhà cùng với những món hàng của gia đình Liên. Cũng những tiếng trong báo hiệu hết một ngày tàn cho Liên cảm thấy buồn tủi hơn. Với nỗi buồn man mắc đó, và bóng tối đã trùm lên phố nhỏ, trùm lên đồng ruộng, trùm lên cả nỗi buồn của Liên đang thoi thóp thở.
Tiêp theo là hình ảnh những đứa trẻ lang thang trên khu phố, dường như Liên đã thức tĩnh được cuộc sống, cảm nhận được mình là người may mắn hơn. Và càng về khuya, tâm trạng Liên ngày càng thức tĩnh và buồn hơn.
Từ nhỏ, Liên là cô bé có tuổi thơ chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy, khi cảnh càng về khuya, cảnh đoàn tàu đêm từ Hà nội về chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau. Làm cho Liên hồi tưởng về quá khứ về những ngày sống vui vẻ bên gia đình. Với Liên đó là một kỉ niệm không bao giờ phai. Và cảnh đoàn tàu dường như trong tâm hồn của Liên là một cuộc sống với bao nhiêu là khao khát, khát vọng nhỏ nhoi về với mình.
Khi đoàn tàu đi qua, đó cũng là lúc mà hai chị em nhìn ngắm những tia sáng mong manh đi qua. Cảnh hai chị em chờ đoàn tàu đi qua không phải là để bán hàng nhưng đó là cái để iên hòi tưởng về quá khứ, khao khát về cuộc sống tốt đẹp hơn. Cũng như là những con người ở khu phố huyện nghèo này mong mỏi.
Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của nhân vật cũng như của những con người ở phố huyện này. Gía trị nhân vă của tác phẩm đã được tác giả khắc họa thông qua nhân vật Liên. Làm cho người đọc hiểu rõ hơn về số phận cũng như cuộc sống của con người trong thời kỳ này.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Và truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những sáng tác truyện ngắn của Thạch Lam, mặc dù truyện không có cốt truyện nhưng vẫn để lại những dư vị sâu sắc trong lòng người đọc. Và đặc biệt, độc giả không thể nào quên được nhân vật Liên, một cô gái dịu dàng, đảm đang, tâm hồn lúc nào cũng đầy mộng mơ, mong ước về một tương lai tươi sáng cho phố huyện nghèo mặc dù hiện tại vẫn còn tăm tối.
Trong tác phẩm, tác giả đã gửi điểm nhìn vào đôi mắt của Liên và An, đặc biệt là nhân vật Liên để khắc họa bức tranh thiên nhiên và những con người nơi phố huyện. Qua những cảm nhận của Liên về bức tranh chiều tối ta nhận thấy đây là một cô gái có tâm hồn nhạy cảm và rất tinh tế. Cảnh chiều tàn được khắc họa với rất nhiều hình ảnh và màu sắc: phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời… Phép tu từ so sánh được dùng liên tiếp để cụ thể hóa rõ nét vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của bầu trời chiều bùng lên trong khoảnh khắc trước khi tắt, diễn tả một cách gợi cảm bóng chiều theo bước đi của thời gian chùm lên không gian, nó nhuộm đỏ trời, nhuộm hồng những đám mấy và nhuộm đen dãy tre làng rồi sa xuống mặt đất. Tất cả những miêu tả đó gợi một cảm giác buồn man mác, khiến Liên giật mình hoảng hốt: “Chiều, chiều rồi”.
Cùng với đó, là những âm thanh quen thuộc: văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, muỗi đã bắt đầu vo ve, tiếng trống thu không… Tác giả đã dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh kết hợp với các từ láy để nhấn mạnh âm thanh của cuộc sống con người đang tắt dần để nhường chỗ cho bản nhạc đồng quê. Ngoài âm thanh, còn có mùi vị đó là mùi âm ẩm bốc lên của rác rưởi, mùi cát bụi, mùi riêng của đất của quê hương này. Tất cả những điều này đã gieo vào tâm hồn Liên cái buồn của buổi chiều quê, thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, chị thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn. Chính sự giao hòa giữa tâm hồn Liên với thiên nhiên đã giúp nhà văn vẽ nên một bức tranh đồng quê quen thuộc, gần gũi, bình dị, nghèo nàn mà vẫn thấm đượm hồn quê.
Liên luôn khát khao một cuộc sống tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Điều này được thể hiện qua cảnh đợi tàu của hai chị em Liên. Đêm nào, Liên cũng thao thức đợi chuyến tàu đi qua như “mong đợi một cái gì tươi sáng” cho sự sống nghèo khổ hằng ngày. Hình ảnh chuyến tàu đêm với ánh sáng của đèn ghi chiếu sáng cả đường phố huyện khác hẳn với những khe sáng, hột sáng, chấm sáng của bác phở Siêu, ngọn đèn của chị Tí… nơi phố huyện tối tăm. Âm thanh của đoàn tàu thật rộn rã, đó là tiếng còi xe lửa vọng lại, tiếng xe rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ… tất cả gợi sự sôi động, nhộn nhịp, tưng bừng khác hẳn tiếng côn trùng hoang dã, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran và tiếng trống thu không của chiều tàn.
Đoàn tàu chuyển động một cách dồn dập và rầm rộ đi tới gợi sự nhanh mạnh, khẩn trương, đầy sức sống khác hẳn với những chuyển động nơi phố huyện như dáng ngồi yên bất động của chị em Liên, dáng dọn hàng uể oải của chị Tí, dáng đi lảo đảo dần vào bóng tối của bà cụ Thi hơi điên, dáng lom khom đi lại của lũ trẻ. Chuyến tàu đêm mang ánh sáng và sự nhộn nhịp tấp nập đến, vì vậy đêm nào hai chị em Liên cũng đợi tàu cho dù có buồn ngủ díu cả mắt.
Khi chuyến tàu đi qua, “Liên lặng theo mơ tưởng” về một “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Đó là Hà Nội trong kí ức tuổi thơ của Liên với những kỉ niệm sâu nặng mà bấy lâu nay Liên thiết tha muốn được sống lại những ngày xưa hạnh phúc ấy dù chỉ trong khoảnh khắc theo dòng mơ tưởng về Hà Nội. Sống ở phố huyện yên tĩnh, lặng lẽ này Liên cảm thấy rất buồn:
“Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn thơ ngây của chị”.
Có lẽ vì vậy mà đêm nào Liên cũng đợi tàu ở Hà Nội như là một thói quen khó dứt bỏ. Liên muốn hưởng một chút cái náo nức, vui vui mà đoàn tàu như chở cả thế giới phồn hoa đô hội qua phố huyện nghèo – nơi mà Liên đang sống. Liên khát khao ánh sáng và sự nhộn nhịp biết bao! Và chỉ có đợi tàu mới giúp Liên thỏa mãn được khát khao đó. “Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”, thế giới của đô thành sôi động, sầm uất, vang dội đủ thứ âm thanh của cuộc sống đời thường trong Liên. Chỉ cần như vậy thôi, Liên cũng đã thấy lòng mình thanh thản, niềm vui nhẹ khẽ len vào lòng.
Nhưng rồi những cảm giác lắng lại trong tâm hồn Liên, “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng được một vùng đất nhỏ”, thế giới thực tại nơi phố huyện của Liên thật tĩnh mịch và buồn tẻ, nó càng trở nên yên lặng hơn khi con tàu đi qua chấm dứt mọi hoạt động của một ngày. Thế giới thực tại của Liên là một thế giới khác hẳn với thế giới mà đoàn tàu đã chở qua phố huyện mỗi đêm, đó là một thế giới tràn đầy ánh sáng, sang trọng và đông vui nhộn nhịp, không như phố huyện cứ tĩnh lặng, tăm tối từ ngày này qua ngày khác.
Nhìn theo đoàn tàu mang hơi thở của chốn Hà thành, Liên thấy xao xuyến biết bao, ánh sáng ấy vụt qua đưa Liên về cõi “mơ tưởng”. Liên nghĩ về quá khứ, tương lai và hiện tại. Quá khứ của Liên thật tươi đẹp nơi chốn Hà thành nhộn nhịp, huyên náo. Nhưng tương lai của Liên thì mờ mịt lắm, còn hiện tại thì bóng tối tràn đầy. Tuy vậy, nhưng trong Liên lúc nào cũng tồn tại những ước mơ, hoài bão về một cuộc sống mới mà ở đó có đầy đủ ánh sáng và âm thanh chứ không phải là một nơi tĩnh lặng, tù túng như phố huyện này. Thạch Lam đã dẫn dắt câu chuyện đi theo mạch tâm trạng của nhân vật, ông đi sâu vào đời sống nội tâm và đặc biệt trân trọng, nâng niu những ước mơ của họ như ước mơ muốn thay đổi cuộc sống của Liên và An cùng những con người nơi phố huyện.
Cả truyện ngắn cứ nhẹ nhàng theo dòng tâm trạng của nhân vật Liên, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về hình ảnh của Liên cùng những con người nhỏ bé nơi phố huyện với ước mơ thoát khỏi cuộc sống tù túng, chật hẹp nơi phố huyện tiêu điều, tối tăm.