fbpx

Ngữ văn Lớp 11: giúp mình dàn ý bài này với ạ:”trong tác phẩm Đời thừa,Nam cao viết:”văn chương không cần đến những ng thợ khéo tay,làm theo 1 vài kiểu

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: giúp mình dàn ý bài này với ạ:”trong tác phẩm Đời thừa,Nam cao viết:”văn chương không cần đến những ng thợ khéo tay,làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp nh ng biết đào sâu,biết tìm tòi,khơi những nguồn ch ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”..Chứng minh qua Đời thừa và Chí phèo


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

           Truyện ngắn Đời thừa viết năm 1943. Có thể xem Đời thừa, về mặt chủ đề, góp phần chuẩn bị trực tiếp cho tiểu thuyết Sống mòn của nhà văn hoàn thành vào năm sau đó, năm 1944. Không phải ngẫu nhiên mà cả hai tác phẩm đều có tính chất tự truyện và nhan đề đều bộc lộ một tâm trạng, một tư tưởng sáng tạo gần gũi nhau.

Đời thừa viết về cuộc sống của một trí thức nghèo, một nhà văn. Hộ là một con người trung thực, thương yêu vợ con, rất có trách nhiệm đối với gia đình, là một người cầm bút có suy nghĩ đúng đắn, nghiêm túc về nghề pghiệp, có hoài bão xây dựng được mội tác phẩm thật có giá trị  , thậm chí có thể được trao giải Nobel. Nhưng trong thực tế, Hộ phải chịu bao nhiêu cảnh buồn lo, cực nhục trong cuộc sống. Hộ phải làm quần quật nhưng vẫn không kiếm đủ tiền để nuôi sống gia đình, chạy chữa thuốc men cho một bầy con nhỏ quặt quẹo, ốm luôn. Là một người đàn ông, một người chồng, một người cha có tinh thần tự trọng, Hộ rất khổ tâm trước cảnh nhà túng thiếu, nhất là nhìn thấy Từ, vợ mình, người đàn bà đã chịu nhiều đau khổ với người tình cũ, đến với mình đầy ân nghĩa, lại phải chịu đựng, lầm lũi, vất vả quá. Lúng túng, khổ tâm vì chuyện gia đình. Hộ không mấy khi được ngồi viết văn một cách thanh thản, thực hiện được những điều mình ưa thích, mong muốn. Và bất chấp động cơ, ý nghĩa tốt đẹp, Hộ phải viết một cách cẩu thả, bôi bác, để kiếm tiền, tạo ra những sản phẩm mà mỗi lần đọc lại “hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn”. Những sự dằn vặt trong gia đình vì nghèo, vì cảnh vợ con nheo nhóc, thêm sự bất mãn, sự xấu hổ trong việc viết văn mà Hộ thiết tha và đặt bao nhiêu hi vọng, càng ngày càng biến Hộ thành một người bẩn tính, thô bạo, bất cần. Hộ mắng chửi vợ con, say rượu liên miên. Nhưng mỗi khi tỉnh lại, Hộ lại buồn bã, hối hận, càng thương vợ thương con và tự trách mình.

Qua tác phẩm của Nam Cao, ta thấy những người tốt, những người có mơ ước hoài bão, những người lao động trung thực, cần cù, sao mà khổ quá, khổ cả về vật chất và tinh thần!

Trong hoàn cảnh như vậy, những người như Từ chỉ biết chịu đựng, nhẫn nhục, và càng hiểu chồng, thương chồng. Nhưng Hộ là một nhà văn, Hộ càng thấy hoàn cảnh sống thật là nặng nề, không lối thoát, một bi kịch thật sự. Hộ có lúc nói ra miệng là vợ con làm khổ mình, nhưng trong thâm tâm anh biết không phải như vậy. Chẳng biết trách ai, anh tự trách mình, xỉ vả mình, gặm nhấm một mình nỗi bất bình và đau khổ.

Nhân vật chính trong tác phẩm là nhà văn. Cho nên trong tác phẩm, thông qua cuộc sống và nhất là suy nghĩ của nhân vật Nam Cao đã đề cặp trực tiếp đến một vấn đề mà ông thường xuyên quan tâm, đó là vấn đề sáng tạo nghệ thuật, quan niệm và yêu cầu của ông về văn chương.

Hộ rất thiết tha với nghề văn. Sáng tạo văn chương là khát vọng, là lí tưởng của đời Hộ. Lúc đầu, Hộ coi khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất, dồn hết tâm sức vun trồng cho cái tài mỗi ngày một thêm nảy nở. Hộ đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Hộ biết đi vào nghề văn sẽ nghèo, sẽ khổ, nhưng Hộ chấp nhận. Văn chương cũng mang lại cho Hộ niềm vui không gì sánh được. 



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

** Bạn tham khảo dàn ý dưới đây nhé **

A.Mở bài

  – Giới thiệu tác giả Nam Cao

  – Nêu ý kiến

  – Giới thiệu tác phẩm Đời thừa, Chí Phèo

  – Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích ý kiến

– Người thợ khéo tay: Những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nghiệp của mình. Ở họ có sự khéo léo, tỉ mẩn, làm ra những sản phẩm tương đương nhau, mười sản phẩm giống nhau cả mười.

– Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm ra những tác phẩm dập khuôn, máy móc, không có sự sáng tạo như thế.

– Chỉ dung nạp: chỉ chấp nhận những người nghệ sĩ chân chính, lao động hết mình và không ngừng làm mới mình

– “đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”: đề cao khả năng tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ

=> Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.

2. Chứng minh

– Cẩu thả, qua quýt trong nghề văn chính là sự đê tiện, bất lương và giết chết sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Và người nghệ sĩ chân chính thì không ai làm điều ấy cả. Hộ trong tác phẩm Đời thừa đã dằn vặt, day dứt, tự phỉ nhổ bản thân khi đọc lại chính những tác phẩm mà mình viết, được đăng lên báo trước đây vì sự cẩu thả, hời hợt của mình khi mà người ta đọc xong sẽ quên ngay vì nó giống như bất kì bài báo, bài viết nào.

– Truyện Đời thừa, nhân vật Hộ đã trách móc, dằn vặt bản thân vì hắn muốn mang lại điều gì lớn lao, mới lạ cho văn chương nhưng hắn chưa thể làm được. Vì thế mà hắn thấy mình là kẻ vô ích, là người thừa.

– Nam Cao là người có tâm có tài ông thường viết lên những nhân vật vô cùng đau khổ, nhưng tận trong trong tâm hồn những con người đó vẫn là những lương tâm thánh thiện, hướng tới cái tốt đẹp của phần người dù cuộc sống có xô đẩy họ vào con đường lầm lạc, tội lỗi thì tới cùng họ vẫn đều là những con người tốt.

– Nhân vật Chí Phèo, một người vô cùng liều thân, một thằng khố rách áo ôm của xã hội bị cả làng xua đuổi, nhưng được tác giả Nam Cao đã khai thác nội tâm của Chí Phèo vô cùng sâu sắc và cái cách tác giả kết thúc cho tác phẩm của mình cũng khiến nhiều người phải khóc. Trước khi giết Bá Kiến kẻ đã dồn mình vào con đường lưu manh khốn nạn, Chí Phèo đã nói rằng “Tao không cần tiền. Tao muốn lương thiện. Ai cho tao lương thiện” Đó là câu nói ám ảnh ghê gớm với người đọc.

– Nhà văn Hộ một người tốt đẹp, có học thức theo đuổi cái đẹp cái hoàn mỹ nhưng rồi khi cuộc sống khốn khó anh cũng bị biến đổi  theo thời cuộc. Phải viết văn chương theo lối viết bừa viết ẩu lấy tiền cho vợ con sinh sống. Hộ từ một người nho nhã không bao giờ to tiếng với ai giờ đây khi uống rượu nát rượu anh cũng ra tay chửi vợ mắng con, để rồi khi tỉnh dậy anh lại vô cùng ân hận vì hành động mất tính người của mình.

– Chính cuộc sống bần cùng đã làm cho con người ta không còn giữ được lương thiện của mình, nhưng dù thế nào thì những con người đó vẫn luôn muốn hướng thiện vẫn đang cố gắng vùng vẫy giữa ranh giới mong manh giữa thiện và ác.

C. Kết bài

 – Đánh giá chung

 – Nêu cảm nghĩ của bản thân


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai