Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 11 câu hỏi như sau: Nhận xét về cách kết thúc truyện ngắn Chữ người tử tù của Thạch Lam
– giúp mình vs ạ
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Kết truyện là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có ở thời gian cho chữ lẽ ra phải diễn ra ban ngày hay những đêm trăng lãng mạng nó mới tương đồng vs sự xuất hiện của cái đẹp thì cảnh cho chữ lại diễn ra ở một nơi đêm khuya ,lúc ấy bóng tối đang ngự trị tưởng trừng như sự ngự trị đó là sự hiện diện của cái xấu cái ác thì cảnh cho chữ lại diễn ra hiện thân của cái đẹp ,tài hoa ,khí phách hiên ngang và thiên lương cao đẹp đã làm cho cái xấu cái ác bóng tối ấy phải cúi đầu làm cho cái đẹp càng đc toả sáng
-Chưa từng có ở người cho chữ và xin chữ : Trong khi ng cho chữ là một tử tùđang phải thân mang trọng tội thì lại đàng hoàng đĩnh đạc ,hiên ngang uy nghiêm giống như một nghệ nhân đang dậm tô những con chữ trên tấm lụa bạch trắng tinh cùng vs mùi mực tàu thơmtoả ra chữ của Huấn Cao khi viết làm cho quản ngục và thầy thơ lại phải khúm rúm , run sợ , những con chữ đó là hiện thân của cái đẹp làm cho những kẻ phàm tục ,tầm thường những cái xấu cái ác phải sợ hãi , hướng về cái tốt, cái đẹp ,cái thiện ,cái cao cả…không chỉ vậy Huấn Cao còn khuyên răn, giáo huấn quản ngục từ bỏ cái xấu cái ác đệ giữ được thiên lương trong sáng .Chứng tỏ Huấn Cao là hiện thân của cái đẹp hiên ngang bất khuất trong mọi hoàn cảnh và hiện thân của cái đẹp luôn chiến thắng cái ác cái xấu.
Nguyễn Tuân đã thành công về nghệ thuật dựng lên cảnh cho chữ bằng những biện pháp đối lập , tương phản về không gian-thời gian ,ánh sáng – bóng tối ,mùi vị ( hương thơm của mực – sự hôi thối trong tù ) thậm chí ngay trong cả từng nhân vật cũng có sự đối lập ( đối lập giữa Huấn Cao và Quản Ngục ) .Huấn Cao bề ngoài là tử tù nhưng bên trong lại là tâm hồn của một người tài hoa nghệ sĩ ,khí phách hiên ngang ,là hiện thân của cái đềp , đồng thời tác giả còm sử dụng những từ Hán-Việt như bức trâm, đề song lạc khoản ,bái lĩnh…để tạo nên không khí trang nghiêm ,cổ kính ,ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Chữ người tử tù là một truyện ngắn, song nhà văn đã sử dụng triệt để bút pháp lãng mạn đặc sắc để biến nó thành một đoạn thiên tiểu thuyết với ba nhân vật: thầy thơ lại – viên quản ngục – kẻ tử tù Huấn Cao tượng trưng cho thiên lương, cho vẻ đẹp nhân cách vẫn ngời sáng giữa hiện thực xã hội đen tối. Viết truyện ngắn này, Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở việc kể lại một câu chuyện về một con người dù là đặc biệt trong cảnh ngục tù, mà xa hơn, cao hơn, tác giả muốn mượn bối cảnh tù ngục để ám chỉ cái “nhà ngục khổng lồ” là xã hội thực dân phong kiến đương thời. Nhà văn cũng kín đáo gửi gắm vào tác phẩm tinh thần dân tộc, thể hiện qua thái độ luyến tiếc nhã thú văn hóa cổ truyền phương Đông là thú chơi chữ đẹp (thư pháp) – những nét chữ phát tiết khí phách và nhân phẩm cao quý của người cầm bút.