fbpx

Tổng hợp Lớp 10: Tại sao gọi vương triều hồi giáo đê-li và vương triều mô-gôn ơ ấn độ là những vương triều ngoại Tộc

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 10 câu hỏi như sau: Tại sao gọi vương triều hồi giáo đê-li và vương triều mô-gôn ơ ấn độ là những vương triều ngoại Tộc


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Giải đáp:

Vì:

– Hai vương triều này của người Ấn Độ từng bị người nước ngoài  xâm chiếm , thôn tính nhiều lần và chúng có nguồn gốc thành lập từ các nước khác đem vào Ấn Độ nên không phải là của nước họ , vậy nên , hai vương quốc này chính là những vương quốc ngoại tộc.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Triều mô-gôn ơ ấn độ:

– Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

– Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Nhưng ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

– A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

     + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

     + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

     + Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.

     + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

– Những chính sách của A-cơ-ba khiến Ấn Độ phát triển ổn định. Tuy nhiên đến thời con cháu của ông là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

– Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Triều hồi giáo đê-li:

– Hoàn cảnh ra đời:

     + Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.

     + Năm 1055, người thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.

     + Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.

– Chính sách thống trị:

     + Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,

     + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

     + Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.

– Văn hóa: Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.

– Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:

     + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

     + Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai