Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Tổng hợp lớp 10 câu hỏi như sau: Ưu điểm và nhược điểm của nho giáo
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Ưu điểm:
Trong quan điểm về thế giới của Khổng Tử mang tính duy vật chất phác , tuy nhiên như thế đã là rất tiến bộ và đã góp phần chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng khởi nguyên của thế giới là ý thức . Khổng tử cho rằng khởi nguyên của thế giới là vật chất và cái vật chất ấy lúc đầu là cõi hỗn mang mờ mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là “thái cực” vô hình huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn , đối lập liên hệ với nhau là âm dương điều hoà giữa âm dương , trời đất sẽ sinh ra vạn vật . Những quan điểm về trời đất của ông cũng là những quan điểm tiến bộ .Ông cho rằng thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng , vận động không chỉ là sự chuyển đổi vị trí mà còn là sự chuyển hóa lẫn nhau .Ông cho rằng Thái cực có bản thể và động thể . Vì nó là vô hình nên không nhận biết được bản thể của nó , song có thể nhận biết được động thể của nó biểu
hiện qua sự tương tác chuyển hoá lẫn nhau giữa âm , dương . Ông dạy học trò của mình “Cũng như dòng nước chảy , mọi vật đều trôi đi , không có vật gì ngừng nghỉ ” hoặc “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành , vạn vật cứ sinh hoá mãi”.
Nhược điểm
Trong quan điểm của Khổng Tử có những quan điểm duy vật nhưng cũng có những quan điểm duy tâm . Khổng Tử rất tin ở trời , với ông trời như một quan toà công minh cầm cân , nảy mực phán xét mọi sự vật . Trời quyết định sự thành , bại trong cuộc sống của con người . Khổng Tử đặt hết niềm tin và ý chí vào trời . Ông khuyên mọi người phục tùng ý chí đó và coi việc hiểu biết mệnh trời như một điều kiện để trở thành một con người hoàn thiện “ không hiểu mệnh trời không phải là người quân tử ”( Luận Ngữ , Nghiêu viết ,3) Quan điểm của Khổng Tử về trời đất như vậy tất yếu
dẫn đến thuyết “sống chết có mạng , giàu sang tại trời ” ( Luận ngữ , Nhan Uyên ) . Sở dĩ quyền lực và sức mạnh của trời là sự thần thánh hoá quyền lực và sức mạnh của thế lực cầm quyền trên mặt đất . Với quan điểm triếthọc cơ bản là duy tâm , muốn ru ngủ quần chúng bằng niềm tin vào mệnh
trời và số phận , Không Tử đã thể hiện rõ thái độ của mình trong việc ủng hộ giai cấp chủ nô khi chế độ chiếm hữu nô lệ đã bước vào thời kì suy tàn.
và khởi nghĩa vũ trang của nhân dân đang nổ ra khắp nơi .
Những hạn chế trong quan điểm về thế giới của ông còn thể hiện
ngay cả trong những quan điển duy vật . Những quan điểm mà ông đã rút
ra chỉ là từ những suy luận của chính mình , chỉ là sự hình dung trong đầu
óc mà không đưa ra bất cứ cơ sở khoa học nào để chứng minh .Như nhà
triết học phương tây Franxi Bêcơn ví đó như phương pháp “con nhện” . Đó
là “chỉ biết ngồi rút ra sự thông thái của mình từ chính bản thân mình ,
muốn thay thế việc nghiên cứu giới tự nhiên và những quy luật của nó bằng
những luận điểm trừu tượng , bằng việc rút ra những kết quả bằng những
kết luận chung, không tính đến sự tồn tại thực tế của chúng.”
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Những mặt tích cưc.
Trong quan điểm về thế giới của Khổng Tử mang tính duy vật chất
phác , tuy nhiên như thế đã là rất tiến bộ và đã góp phần chống lại quan
điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng khởi nguyên của thế giới là ý thức .
Khổng tử cho rằng khởi nguyên của thế giới là vật chất và cái vật chất ấy
lúc đâù là cõi hỗn mang mờ mịt. Trong cái hỗn mang ấy có cái “lý” gọi là
“thái cực” vô hình huyền diệu chứa đựng hai mặt tiềm ẩn , đối lập liên hệ
với nhau là âm dương điều hoà giữa âm dương , trời đất sẽ sinh ra vạn vật .
Những quan điểm về trời đất của ông cũng là những quan điểm tiến bộ .
Ông cho rằng thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng , vận động
không chỉ là sự chuyển đổi vị trí mà còn là sự chuyển hóa lẫn nhau .Ông
cho rằng Thái cực có bản thể và động thể . Vì nó là vô hình nên không nhận
biết được bản thể của nó , song có thể nhận biết được động thể của nó biểu
hiện qua sự tương tác chuyển hoá lẫn nhau giữa âm , dương . Ông dạy học
trò của mình “Cũng như dòng nước chảy , mọi vật đều trôi đi , không có
vật gì ngừng nghỉ ” hoặc “Trời có nói gì đâu mà bốn mùa cứ vận hành , vạn
vật cứ sing hoá mãi ” .