Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau:
PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM
(Lê Anh Xuân)
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
(3/1968)
(Theo nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo dục, 1981)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định đề tài bài thơ.
Câu 3 (0,5 điểm). Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Câu 4 (0,75 điểm). Anh/chị hiểu ý nghĩa các dòng thơ sau như thế nào?
Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân
Câu 5 (0,75 điểm). Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 6 (1,0 điểm). Qua bài thơ, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam với đất nước. (Trình bày trong khoảng 6-8 câu văn).
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
đây nha bn
chắc thi xong r
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
1/ Thể thơ tự do
2/ Đề tài người lính
3/ Đoạn thơ sử dụng phép tu từ:
– Ẩn dụ: “anh” chỉ người chiến sĩ
– So sánh: nhân vật “anh” được so sánh với: bức thành đồng/ đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp dũng cảm, ngang tàng của người chiến sĩ Việt Nam
4/
“Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
Hình tượng người lính đã được được nâng lên thành biểu tượng của đất nước, của dân tộc, tỏa sáng đến hôm nay và mai sau. Chiến thắng đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam.
5/ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ngợi ca
6/ Chúng ta được sinh ra trong hòa bình, được đánh đổi bằng bao mất mát, hy sinh, cống hiến của cha ông. Vì vậy, mỗi công dân ngày nay cần bảo vệ và phát huy truyền thống đó. Chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cũng cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước… Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước và có những hành động cụ thể để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước ngày một phồn vinh hơn.