Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: – Xuân –
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
– Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn
Viết cảm nhận của em về bài thơ “Xuân” của Chế Lan Viên
Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
@min
Qua đoạn thơ trên em cảm nhận được nổi nhớ về mùa thu, mùa xuân trước của tác giả trong khi đang đón xuân. Người đời cũng có câu: “Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa”. Tác giả trong bài thơ này cũng vậy, là một người biết tưởng nhớ lại, tưởng nhớ cảnh mùa xuân trước có người nghèo mặc lì chiếc áo và đứa trẻ vô tình cười. Qua đó ta thấy được những kỉ niệm trong quá khứ của tác giả.
Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:
Mùa xuân từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác thơ ca. Cùng với “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” của Nguyễn Bính, ta không thể không nhắc tới “Xuân” của Chế Lan Viên. Bài thơ đã diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc trong mùa xuân.
Mùa xuân trong cảm nhận của Chế Lan Viên là mùa của bao đắng cay và đau khổ, những cảm xúc đau khổ len lỏi trong từng cảnh xuân:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
– Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”
Để rồi những nỗi mong nhớ mùa thu ngày trước cứ hiện hữu trong lòng Chế Lan Viên, ông hoài mong rằng liệu có ai trở về mùa thu trước đó? để góp nhặt lá vàng, chắn nẻo xuân sang, cho xuân kia đừng đến nữa. Xuân đến vội làm chi khi lòng người còn vương vấn mùa xuân trước?
“Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!”
Chế Lan Viên chán ghét mùa xuân. Ông mong nhớ mùa thu qua những hình tượng quá nhỏ bé, mong manh của một cánh chim thu đi lạc:
“Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn”
Chế Lan Viên luôn muốn phủ định hiện thực đấy bế tắc vô vọng. Ông loay hoay sống giữa hai thời cũ và mới, cố thay đổi mình để tồn tại trong thế giới không dành cho những nhà thơ.
Bài thơ đã diễn tả những cung bậc cảm xúc trước thời thế của Chế Lan Viên, qua thời gian, bài thơ vẫn tồn tại vững chắc trong lòng độc giả bao thế hệ yêu thơ.