fbpx

Ngữ văn Lớp 10: Cảm nhận về bức tranh ngày hè trong đoạn thơ sau: Rồi hoáng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rậm giương. Thạch lựu hiên còn ph

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: Cảm nhận về bức tranh ngày hè trong đoạn thơ sau:
Rồi hoáng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rậm giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)


Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Em tham khảo nhé.

MB : – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm ” Cảnh ngày hè “

– Nêu vấn đề : 6 câu thơ đầu trong tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và sinh động vẻ đẹp của bức tranh thiên thôn quê mà đẹp đẽ.

– Trích dẫn các câu thơ.

TB : Nội dung : Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè

– Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

     + “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ

     + “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.

     + Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái

→ Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

– Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.

     + Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu, hoa sen.

→ Sự vật gần gũi, giản dị

     + Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc – màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái – đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.

→ Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống

⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.

– Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

     + Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

     + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về

     + Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.

→ Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.

⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống

⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

 KB : _ Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong thơ của Nguyễn Trãi

_ Khẳng định tình yêu thiên sâu đậm của tác giả.

** Bài viết tham khảo

 Đã từ lâu ảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp vốn là mảng đề tài lớn lôi cuốn biết bao tâm hồn thi sĩ. Nếu như Hồ Chí Minh say đắm trước cảnh đẹp của núi rừng Việt Bắc những năm kháng chiến, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú thưởng ngoạn cuộc sống nhàn hạ  giữa thiên nhiên thôn dã thì Nguyễn Trãi lại thả hồn mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp giữa chốn quê hương. Ông đã viết lên tác phẩm ” Cảnh ngày hè” bày tỏ tình yêu thiên nhiên sâu đậm của mình và những trăn trở, suy tư về đất nước . Đặc biệt sáu câu thơ đầu tiên đã gây ấn tượng sâu đậm với người đọc về bức tranh thiên nhiên đầy tươi đẹp :

Rồi hoáng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rậm giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm thanh thoát đến thế:

                     “Rồi hóng mát thuở ngày trường”.

      Nguyễn Trãi kia! Ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi, ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi, hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc đều xong xuôi, đã qua rồi. “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

      Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.

                 “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                 Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

                 Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

      Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…

 Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:

              “Lao xao chợ cá làng ngư phủ

               Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

     “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no; chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã.Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi: lí tưởng vì nước, vì dân.

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai