fbpx

Ngữ văn Lớp 10: Hãy phân tích giao tiếp các nhân tố trong các ngữ liệu sau:chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/người đời ai khóc tố như chăng

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: Hãy phân tích giao tiếp các nhân tố trong các ngữ liệu sau:chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/người đời ai khóc tố như chăng


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu hai câu cuối.

2, Thân bài

* Hai câu cuối

– Nghệ thuật: 

+ Câu hỏi tu tù

+ Sử dụng tên của mình “Tố Như”

+ Đại từ “ai”

– Nội dung

3, Kết bài

–  Tình cảm của em dành cho bài thơ cũng như hai câu thơ cuối

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho dân tộc Việt một kho tàng văn học bao gồm rất nhiều tác phẩm đồ sộ. Trong số những những tác phẩm tiêu biểu thì để lại ấn tượng nhất trong lòng người đọc là bài “Độc tiểu thanh ký” đặc biệt nhất là hai câu cuối bài thơ.

Đây là một trong những bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du, ra đời trong thời gian nhà thơ được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Tiểu Thanh là một cô gái tài sắc, sống khoảng đầu đời Minh. Từ nhỏ cô đã là một cô bé thông minh, thông hiểu nhiều môn nghệ thuật. Số phận đẩy đưa, 16 tuổi cô phải làm lẽ một nhà quyền quý họ Phùng. Bị vợ cả ghen, bắt cô phải sống riêng trong một ngôi nhà trên núi Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn nàng làm thơ ghi tâm trạng của mình, cô sinh bệnh, rồi chết ở tuổi mười tám. Thương xót cho số phận tài hoa bạc mệnh của người phụ nữ, Nguyễn Du đã sáng tác bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để khóc nàng, đồng thời tỏ bày nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận bất hạnh của bao con người tài hoa khác trong xã hội, trong đó có cả bản thân ông – một cuộc đời gió bụi. Bài thơ mở đầu bằng nỗi xót xa trước cảnh đời “dâu bể”.

Bài thơ “Độc tiểu thanh kí” khép lại bằng câu hỏi tu từ bộc lộ nỗi niềm trăn trở, dự cảm nhói buốt, cứ day cứa mãi vào tâm trạng người đọc các thế hệ:
 “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?”
 (Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?)
 “Ba trăm năm lẻ” là một con số ước lệ chỉ mai sau khi nhà thơ đã chết cũng như hơn ba trăm năm sau cái chết của Tiểu Thanh vậy. Mai sau liệu có ai khóc cho Tố Như, cùng Tố Như khóc cho mỗi kiếp người dâu bể? Bài thơ với hai lần tự xưng (“ng” [tôi] và “Tố Như” ) đã hé mở một cái “tôi” đang cô đơn đến tột độ, một cái “tôi” tự thương, tự đau. Nguyễn Du thương cho người xưa (quá khứ), thương cho mình và nhiều con người bất hạnh cùng thời với mình (hiện tại), thương cả cho người sau phải khóc mình nữa (tương lai). Đây chính là nỗi buồn sâu lắng về cuộc đời và cũng là một triết lí sâu sắc về kiếp người.
Hãy cứ đọc trực tiếp bài thơ từ phiên âm chữ Hán rồi lắng nghe âm điệu réo rắt đau thương cố kìm, cố nén của nó ta sẽ chạm được phần nào tới tiếng lòng của thi nhân. Bài thơ vượt lên cả những bản ai điếu thông thường bởi Nguyễn Du đâu chỉ viếng một cô hồn thuộc về quá khứ, Nguyễn Du khóc cho cả “thập loại chủng sinh” trong hiện tại và dòng lệ nhân văn thấm đẫm tình đời, tình người ấy đã tràn cả đến hậu thế. Phải thật tinh, thật sâu mới hiểu và cảm được tình thơ, ý thơ, câu chữ trong bài thơ bởi với thiên tài của mình, Nguyễn Du đã viết một cách hàm súc cao độ, mỗi từ đều có độ nén, sức nặng và sức bật để tạo nên những cộng hường trong lòng người.

Có thể thấy rằng, bài thơ có tám câu, sáu câu đầu là thương người, hai câu cuối là thương thân. Nhưng hai câu cuối mới là cái thần của cả bài thơ, từ thương người, Nguyễn Du đã hòa làm một với người, để đồng cảm cho kiếp tài hoa mà đau thương trong muôn vàn số kiếp tài hoa mệnh bạc khác. Tấm lòng bao dung của nhà thơ mênh mông quá! Nó không bị bó hẹp hởi thời gian và không gian. Nó vượt qua mọi giới hạn để đến với bao kiếp người, cất lên tiếng nói phẫn uất đối với những bất công trong xã hội đương thời.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Em tham  khảo câu trả lời dưới đây nhé:

– Nhân vật: Nguyễn Du

– Vấn đề giao tiếp: nỗi băn khoăn của Nguyễn Du đối với người đời sau

– Mục đích: tâm sự nỗi lòng

– Phương tiện: câu hỏi


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    KHÔNG HỌC ĐÔNG, KHÔNG ÁP LỰC – GIA SƯ 1 KÈM 1, MỞ CỬA TƯƠNG LAI!
    MIỄN PHÍ HỌC THỬ 1 BUỔI - LIÊN HỆ NGAY
    test_ai