fbpx

Ngữ văn Lớp 10: Viết đoạn văn ngắn khoảng 30 dòng cảm nhận về đoạn cá dao : Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩ

Câu hỏi:
Giúp em bài tập về nhà Ngữ văn lớp 10 câu hỏi như sau: Viết đoạn văn ngắn khoảng 30 dòng cảm nhận về đoạn cá dao :
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa


Trả lời 2:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

 “Muối ba năm muối đang còn mặn

           Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

      Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mớ

       Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:

Con chim đỏ đỏ

Cái mỏ nó xanh

                 Nó kêu người ở trong làng,

                             Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.

       Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối – gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối – gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:

                    Tay bưng đĩa muối chấm gừng,

                       Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

      Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa củng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

      Hai tiếng “đôi ta” thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau. Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.



Trả lời 1:
Gia Sư Hoàng Khang gữi câu trả lời dành cho bạn:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Bài ca dao mang nói về tinhg nghĩa thủy chung của vợ chồng. Tác giả dân gian đã sử dụng hai hình ảnh rất quen thuộc là muối và gừng để chỉ sự gắn bó giữa vợ chồng với nhau. Gừng và muối là hai gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình, chúng gắn bó với nhau mật thiết. CŨng như vợ chồng cũng vậy, họ sống có tình, có nghĩa, mãi thủy chung với người yêu – người bạn đời đã cùng mình nếm trải bao buồn vui, sướng khổ. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau.  Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền, không gì có thể thay đổi được. Câu cuối của bài ca dao nêu một ví dụ: (dù) có xa nhau…  đã cho thấy được sụ lo lắng của nhân vật trữ tình. Cuộc sống vốn lf vậy không thể lúc nào cũng kề vai bên nhau được nên sẽ có lúc phải chia xa. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này cũng vậy, họ đã thấy, thốt lên (dù) có xa nhau thì cũng không có gì là chia xa. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm,tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long. Nghĩa là đến không còn tồn tại mới xa, cũng có nghĩa là chẳng bao giờ xa cả. Một sự khẳng định chứa đầy nghãi tình. Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi đã thể hiện vẻ đẹp gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng.


Phụ huynh gặp khó khăn cân bằng công việc và dạy con chương trình mới. Hãy để dịch vụ gia sư của chúng tôi giúp bạn giảm bớt áp lực, cung cấp kiến thức chuyên sâu và hỗ trợ con bạn học tập hiệu quả.

Viết một bình luận

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhập tên ba (mẹ) để được Trung tâm tư vấn lộ trình học cho bé

    LỘ TRÌNH TIẾNG ANH TOÀN DIỆN - DÀNH CHO CON TỪ 0-10 TUỔI
    NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    test_ai